Friday, 5 July 2013

HIỂM HỌA ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM NÔNG THÔN TRONG DỊP HÈ



Hàng năm cứ vào dip hè thì phần lớn các em học sinh đều rất vui mừng vì có được thời gian nghĩ ngơi khá dài sau một năm học vất vả, nhưng đó lại là nổi lo của các bậc phụ huynh về nguy cơ trẻ em bị đuối nước, đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn. Do phần lớn các vùng nông thôn ở nước ta đều có địa hình phức tạp, nhiều sông suối và ao hồ nên hàng năm ở các vùng nông thôn có rất nhiều trẻ em tử vong do đuối nước. Nguyên nhân do xã hội ngày càng phát triển nên quỹ đất được sử dụng cho việc xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp… ngày càng nhiều, đặc biệt là ở các vùng nông thôn phần lớn các sân chơi lành mạnh cho trẻ em còn quá ít so với nhu cầu thực tế. Ngoài ra, do vào mùa hè điều kiện thời tiết khá nóng bức nên các em thường rủ nhau ra các con sông để chơi hay tắm nên rất dễ xảy ra tai nạn đuối nước. Mặc khác là do nhận thức của các bậc phụ huynh về đuối nước còn hạn chế trong khi trẻ em không hiểu hết sự nguy hiểm khi ra sông, suối tắm hoặc chơi đùa mà không có sự giám sát của người lớn. Trong khi phần lớn các em đều không biết bơi, các khu vực sông suối lại xa khu dân cư nên khi xảy ra tai nạn không thể ứng cứu kịp thời. Vào dịp hè nếu đi dọc các con sông hay các bờ biển thì rất dễ gặp trẻ em đang vui đùa tắm mát mà không có sự giám sát của người lớn nên rất dễ xảy ra các tại nạn đáng tiếc. Mặc dù chỉ mới vào hè nhưng ở các tỉnh như Thanh Hóa, Quảng Nam…đã xảy ra liên tiếp nhưng vụ tai nạn rất thương tâm. Vì vậy, để hạn chế thấp nhất tình trạng đuối nước cho trẻ em thì rất cần sự chung tay của toàn xã hội để tạo cho trẻ một sân chơi an toàn trong dịp hè, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phụ huynh phải quản lý và giám sát con em mình, tuyệt đối không cho trẻ tắm sông suối, ao hồ và trước khi nghỉ hè thì nhà trường cần phổ biến cho học sinh hiểu được hiểm họa khi tắm sông suối. Tổ chức các lớp học ngoại khóa học bơi cho học sinh. Đặc biệt cần xây dựng nhiều sân chơi bổ ích cho trẻ em không chỉ trẻ ở thành phố, mà cần phải quan tâm hơn nữa cho trẻ ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
XQ

No comments:

Post a Comment