Nhiều năm trước, khi nói đến tình yêu tuổi học trò, người ta thường nghĩ
đến học sinh các lớp cuối cấp, chuẩn bị ra trường. Sự chia tay để chuẩn bị bước
vào một cấp học mới khiến cho chúng có cảm giác nuối tiếc, nhớ nhung. Đó là thứ
tình cảm rất hồn nhiên, trong sáng theo kiểu “thuở chẳng ai hay, thầm lặng mối
tình đầu”. Nhưng bây giờ, cùng với sự thay đổi của môi trường xã hội, sự phát
triển về kinh tế, các phương tiện công nghệ hiện đại như intenet, điện thoại di
động thì việc học sinh biết yêu xuất hiện ở tất cả các cấp học, đặc biệt là bậc
THCS và THPT. Hiện tượng hai học sinh khác giới ôm nhau trên chiếc xe đạp giữa
ban ngày ban mặt bây giờ không phải là chuyện hiếm. Qua thông tin báo chí, đài
truyền hình, truyền thanh thì lứa tuổi này vào nhà nghỉ, khách sạn cũng không
ít hơn các lứa tuổi khác.Do chưa có những nhận thức chín chắn về tình yêu, lại
chưa được trang bị đầy đủ những kỹ năng sống cơ bản nên hiện tượng học sinh yêu
sớm đã dẫn đến những hệ lụy không mong muốn.
Yêu ở lứa tuổi học trò xảy ra nhiều hệ lụy không hay, khiến cho việc học
hành bị giảm sút nghiêm trọng. Lại có trường hợp hai cậu cùng thích một cô nên
xảy ra hiện tượng bạo lực nhằm tranh giành đối tượng. Thời gian qua, trên mạng
intenet có không ít hình ảnh về các học sinh nam nữ đánh nhau chỉ vì những
chuyện liên quan đến tình cảm. Những cảnh dường như chỉ thấy trong xã hội đen
như hay túm tóc, cào cấu hay dằn mặt, lột áo nhau giờ không còn là lạ giữa chốn
học đường. Với bản tính bồng bột, nông nổi và quan niệm rằng yêu là phải biết
dâng hiến, nhiều mối tình tuổi học trò đã có kết cục buồn khi cả hai đi quá
giới hạn, quan hệ tình dục sớm. Trong trường hợp này, chịu thiệt thòi nhiều
thường thuộc về các nữ sinh. Trên thực tế, nhiều nữ sinh tỏ ra vô cùng lo sợ,
hoảng hốt không biết xử trí ra sao khi lỡ ăn “trái cấm” và kết quả là cái thai
trong bụng cứ lớn dần lên trong khi các em chưa đủ các điều kiện để làm mẹ.
Trong trường hợp này, đa số nữ sinh phải chấp nhận đi nạo hút thai để được tiếp
tục đến trường. Theo thống kê của vụ sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế)Hơn 1/3
số thanh niên Việt Nam
chưa được tiếp cận các phương tiện tránh thai. Năm 2011, tỷ lệ có con trong
nhóm dân số vị thành niên (VTN) là 46/1.000. Mang thai tuổi VTN không chỉ khiến
các em phải từ bỏ ước mơ hoc hành mà còn phải đối mặt với nguy cơ về sức khỏe
(sinh non, tiền sản giật, thậm chí tử vong)… tỷ lệ VTN có thai trong tổng số
người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010 là 2,9%, năm 2011 là 3,1%
và đến năm 2012 là 3,2% tương ứng với tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2%
(2010), 2,4% (năm 2011) và 2,3% năm 2012. Thứ trưởng Tiến khẳng định, VTN mang
thai phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật nhiều hơn người trưởng thành (sản giật,
tiền sản giật, chảy máu).
Vì vậy, không ai khác, cha mẹ phải là người đầu tiên quan tâm đến cuộc
sống tinh thần của con. Mọi sự cấm đoán
cực đoan, can thiệp thô bạo vào chuyện tình cảm của con trẻ ở độ tuổi mới lớn
có thể gây ra những phản ứng tiêu cực, dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Nhà
trường nên có những buổi ngoại khóa, chủ đề về tình yêu học trò để chính người
trong cuộc là các em được phát biểu ý kiến của mình về thứ tình cảm hết sức
phức tạp và tế nhị này. Thầy cô giáo phải quan tâm sâu sát đến tâm tư, tình cảm
của học trò.
Bằng nhiều
cách thức khác nhau, gia đình và nhà trường cần trang bị cho các em những kỹ
năng sống cơ bản ở tuổi mới lớn. Trong đó bao gồm cả việc trao đổi, cung cấp
những kiến thức cơ bản, cần thiết về giới tính, sức khỏe sinh sản. Điều quan
trọng là gia đình và các thầy, cô giáo trong nhà trường phải là chỗ dựa tinh thần
đáng tin cậy để giúp học sinh đang ở lứa tuổi dậy thì vượt qua được giai đoạn
tâm lý có nhiều thay đổi, xáo trộn này.