Gần đây, các bài bài liên tục đưa tin
về chuyện cải cách giáo dục. Có lẽ nói về vấn về này thì tôi vẫn chưa có trình
độ để nói về vấn đề này nhưng tôi xin đứng trên lập trường của một học sinh đã
từng học trong giai đoạn cải cách để nói.
Khi tôi học lớp 6, tôi đã được học
ngay bộ sách cải cách đầu tiên. Tôi nghĩ học bộ sách cải cách mới chắc sẽ hoàn
thiện và tốt hơn nhưng không, bộ sách có rất nhiều sai sót và chính điều này
thì năm sau khi đứa em họ của tôi không dùng lại được bộ sách đó mà phải mua bộ
sách mới. Tại sao một bộ sách được sản xuất hàng loạt để giáo dục cho thế hệ
mới có thể để sai sót nhiều đến vậy? Đến lớp 10 thì tôi cũng nằm trong cuộc của
cải cách giáo dục về thay đổi phân chuyên ngành. Khi đó, tôi cũng chưa định
hình rõ chuyên ngành nào sẽ thi vì mới chập chững bước vào cấp 3 và rồi chọn
đại 1 chuyên ngành được cho là thích theo đuổi. Đến năm 11 thì nhận ra rằng nó
không phù hợp và rồi thay đổi. Liệu có nên phân chuyên ngành sớm như vậy không?
Nên phân như thế nào?
Cải cách giáo dục là điều kiện cần để
đưa Việt Nam
phát triển ngang bằng với các nước khác. Tuy nhiên cải cách như thế nào? Thời
gian trong bao lâu? Định hướng như thế nào? Bao giờ áp dụng thực tế? ... Rất
nhiều vấn đề cần suy nghĩ để thích hợp với môi trường giáo dục của nước ta.
Mong rằng sẽ có 1 định hướng đúng hơn về cải cách giáo dục để đưa Việt Nam
trở thành một nước có nền giáo dục đứng trong tầm của khu vực và thế giới.
P.K
No comments:
Post a Comment