Tuesday, 21 October 2014

CẤM MẶC QUẦN JEANS

 
Cách đây vài tuần thông tin báo chí cho biết, trường ĐH Cửu Long ban hành quyết định cấm giảng viên, sinh viên mặc quần jeans, đi dép lê. Thứ hai đầu tuần sinh viên phải mặc đồng phục nữ áo dài, nam quần tây.

Dẫu biết rằng giảng viên phải mặc quần tây, áo sơ mi là đúng vì liên quan đến các quy định riêng về công chức của từng địa phương. Nhưng chỉ lạm bàn về việc CẤM có hợp lý hay không. Quần Jeans là một phát kiến vĩ đại của lịch sử loài người. Nó không bị lỗi mốt suốt hàng trăm năm và nó luôn là trang phục có thể mặc mọi lúc mọi nơi. Và trường ĐH lại can thiệp vào chuyện ăn mặc bắt sinh viên phải mặc trang phục truyền thống phải chăng quá khiên cưỡng. Nhà trường lại nhắc đến trang phục truyền thống trong khi trong văn bản lại có tên “quần tây”? Phải thấy rằng tuổi trẻ cần phải đa dạng, mạnh mẽ và tươi trẻ trong khi nhà trường lại bắt những sinh viên già hóa xơ cứng vì khi nào cũng bắt mặc quần tây và bỏ áo trong quần. Đất nước còn nghèo những sinh viên ngoài việc đi học còn phải làm thêm để trang trải chi phí, đùng một cái nhà trường bắt phải thay đổi đồng phục thì lấy đâu ra tiền. Áo dài cũng là điều đáng bàn, phụ nữ nói chung và sinh viên nói riêng mặc áo dài thì cử chỉ phải nhẹ nhàng, dịu dàng. Trong khi một xã hội cần sự nhanh nhẹn, năng động thì mặc áo dài có hợp hay không!? Đó là chưa tính đến những người có vóc dáng không hợp với áo dài, nhà trường bắt phải mặc áo dài phải chăng đang mỉa mai họ.

          Sau khi báo chí đưa tin, trường ĐH phản hồi là có sự hiểu sai về văn bản. Thử hỏi, soạn thảo văn bản của một trường ĐH mà không biết dùng câu chữ thì làm sao có thể đào tạo thế hệ trẻ được.

Cuối cùng sinh viên là người đủ 18 tuổi có thể chịu trách nhiệm về mọi hành vi trước pháp luật, trước xã hội. Mọi sự áp đặt, bắt buộc để xem sinh viên còn quá nhỏ là sai, trường ĐH không phải là trường mẫu giáo, không phải là một trường tiểu học hay một trại lính để áp đặt. Phải chăng tư duy áp đặt trong giáo dục đã trở thành lối mòn thưa các nhà quản lý!


D.N

No comments:

Post a Comment