Mọi
học thuyết chính trị rồi đây sẽ được lịch sử kiểm chứng. Mọi chính thể rồi đây
sẽ được hậu thế đánh giá. Và vai trò của cá nhân lãnh đạo, quân vương qua các
thời kỳ lịch sử của mọi quốc gia rồi đây sẽ được nghiên cứu thấu đáo.
Từ
khi có cuộc cách mạng dân tộc dân chủ tháng 8 1945, nước ta đã chuyển từ chế độ
quân chủ phong kiến sang nền dân chủ cộng hòa, có nghĩa là quyền lực trước đây
từ “Hoàng đế” từ nay sẽ chuyển sang “Nhân dân”, những người thực sự làm chủ đất
nước và vệnh mệnh của họ. Đó là sự đổi thay lớn nhất của đất nước hàng ngàn năm
từ ngày hình thành. Điều này có được xuất
phát từ ý nghĩa và bản chất của một cuộc cách mạng.
Từ
cuộc cách mạng đó, nhà nước đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân với
bộ máy nhân viên hành chính của mình được gọi là công bộc của nhân dân. Nhà nước
của dân giúp xóa đi được hình ảnh bóc lột dân thậm tệ của vua quan ngày trước.
Trải
qua hai cuộc kháng chiến rồi hòa bình lập lại, hai miền Bắc-Nam thống nhất, đất
nước bắt tay vào hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc; khi đó
trong xây dựng đất nước, do thiếu kinh nghiệm quản lý kinh tế nên xã hội đã xuất
hiện nhiều cán bộ xấu phạm tội tham nhũng. Đến nay tệ nạn này đã đáng báo động,
nhất là sai phạm của một số cán bộ quản
lý ở những tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước, các dự án sử dụng một số vốn rất lớn của nhà nước, vốn vay nước
ngoài và vốn việ n O D A...
Kinh
tế thường gắn liền với chính trị. Kinh tế nào thì chính trị đó. Kinh nghiệm một
số nước cho thấy: đã có tham nhũng kinh tế, thì ắt hẵn phải có “tham nhũng chính
trị”. Nếu không có sự quản lý bởi luật pháp chặt chẽ, kinh tế sẽ lũng đoạn chính
trị, và hệ quả chính trị đến mức nào đó sẽ quay lại lũng đoạn kinh tế.
“Tham
nhũng chính trị” là một khái niệm mới. Cần phải đặt nó trong bối cảnh có sự
tham nhũng kinh tế và các quan hệ ràng buộc nhân-quả mới tìm ra được những “phương
thuốc đặc trị” trước khi tình hình chưa đi tới mức báo động đỏ.
Ngày hè nóng nực.
PVH
No comments:
Post a Comment