Đối với lứa tuổi của chúng tôi hồi nhỏ, Bác Mao giống như Bác Hồ. Đơn giản vì các hình của hai lãnh tụ này in bằng lụa được bán đầy các hiệu sách, trong nhà tôi không hiểu sao lại có 4-5 tấm hình của hai cụ. Họa báo Trung Quốc những năm 70 in bằng tiếng Việt rất đẹp có nhiều hình ảnh cụ Mao và cụ Hồ.
Đến cuối năm 1978 khi quan hệ 2 nước Việt – Trung căng thẳng thì các tấm hình của cụ Mao tự nhiên bị mọi người gỡ đi, không còn treo công khai trong nhà nữa.
Khi chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra thì truyền thông trong nước kịch liệt đả kích tư tưởng Mao và tính bành trướng hiếu chiến của Đặng Tiểu Bình.
Sau đó hai bên căng thẳng đấu pháo qua lại thêm một thời gian thì nhiều tài liệu về Cách Mạng Văn Hóa và Thân thế sự nghiệp của Mao được bày bán công khai ở các hiệu sách, đăng tải trên báo chí và các tài liệu tuyên truyền khác.
Đầu những năm 90, khi đảng, chính phủ hai nước bắt đầu tiến tới bình thường hóa quan hệ, các chỉ trích về Mao giảm bớt, và coi như rút lui hoàn toàn cho tới những năm gần đây.
Nhưng do việc phát triển của internet, những người quan tâm tới sự nghiệp của Mao vẫn có thể tìm đọc được những thông tin giá trị, chân thực, mà dù cố gắng đến mấy truyền thông trong nước cũng chưa đăng tải hết trong thời kỳ có xung đột quân sự và bộ máy tuyên truyền hết cũng đã chạy hết công suất.
Hồi ký của Lý Chí Thỏa, bác sĩ riêng của Mao đã hé lộ nhiều thông tin cực kỳ quan trọng trên nhiều góc nhìn về “người cầm lái vĩ đại của Trung Hoa hiện đại”.
Gần đây, sự hiện ông Bạc Lai Hy- thị trưởng Trùng Khánh- Trung Quốc bị cách chức có liên quan nhiều đến tư tưởng và hình ảnh của Mao trong tiến trình “cách mạng không ngừng”. Hình tượng Mao được nhiều người đào xới, xét lại.
Riêng bản thân tôi, với quá trình nhận thức lâu dài, có thể đi đến kết luận: Hình tượng bác Mao như là một bóng ma, có biến hóa rất phức tạp. Nhân vật này sẽ còn ảnh hưởng đến lịch sử Trung Quốc và các nước lân bang trong một thời gian rất dài.
PVH
No comments:
Post a Comment