Có nhiều cách để gọi tên DÂN.
Trịnh trọng thì gọi là nhân dân, quần chúng, lực lượng cách mạng, đồng bào.
Cửa miệng thì gọi là người dân, dân dã, dân lao động...
Chơi chữ thì có người dùng chữ dân gian, thảo dân, dân cỏ, dân đen...
Cũng là con người đó, khi cần tới họ thì lực lượng chính trị nêu vai trò của DÂN lên cao vút. Là gốc, là người lật thuyền, là người nâng thuyền, là giai cấp bị bóc lột lực lượng chính của mọi cuộc cách mạng (tư sản, xhcn...).
Bản chất của người dân là người lao động vốn hiền lành, cục mịch, chăm chỉ như chính vẽ đẹp tự nhiên của ruộng vườn, làng bản, cây cỏ, hoa lá, tiếng ru, khói lam chiều, con ong... Biết bao bài thơ, bài hát, bài báo ca ngợi họ không nguôi!
Thế mà đùng một phát, cũng người dân lành đó, sau một phút giây “xoay chuyển” đã trở thành dân ác, kẻ giết người, kẻ phạm tội có tổ chức, hung hãn côn cồ.
Ta không nói tới anh Chí Phèo hay chị Dậu thời thực dân phong kiến.
Không nói tới thằng Xăm trong Hòn Đất của Anh Đức.
Không đề cập tới bức xúc của bài học Thái Bình mấy chục năm trước.
Câu chuyện mới xảy ra tuần trước vừa mới đây thôi, một người đáng lẽ được tuyên dương anh hùng lao động thời đổi mới lại phạm tội giết người.(*)
Nguyên nhân nào dẫn tới sự đổi thay lớn như vậy?
Phải chăng cần có một nhà văn nào đó xuất hiện với tiểu thuyết mới có tựa đề “Tắt Điện” để phản ảnh được những gì đang xảy ra trong giai đoạn hiện nay.
Ai sẽ thay thế tiểu thuyết gia vang bóng Ngô Tất Tố để châm ngòi cho dòng văn học phê phán hiện thực vốn đang nguội lạnh bấy lâu đây?
PVH
No comments:
Post a Comment