Ông K.Mác đã nói: “ Nhận thức là một quá trình”.
Để có nhận thức, chắc chắn phải là con người; để trở thành con người theo đúng nghĩa của một động vật bậc cao thì phải có ngôn ngữ, tư duy và nhận thức được thế giới chung quanh. Để được thế con người đã đã qua một quá trình tiến hóa lâu dài từ vượn người mất tới hàng chục triệu năm.
Nhân gian có câu: “ Gieo hành vi thì gặt thói quen, gieo thói quen thì gặt tính cách, gieo tính cách thì gặt số phận”. Nhận thức luôn đóng vai trò chủ động và định hướng trong các quá trình liên quan vừa liệt kê. Do vậy có thể tạm nói, nhận thức là nguyên nhân sâu xa của hệ quả trong quan hệ Nhân-Quả.
Do đó, nhận thức chín mùi của một con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc hính thành nhân cách, hành động và kết quả xấu hay lành trong toàn bộ cuộc đời của con người đó.
Vì vậy, thay đổi nhận thức đã chín mùi được định hình, đúc khuôn phải được coi là một sự biến đổi nhảy vọt về “Chất” theo cách nói của K.Mác trong khi phân tích mối quan hệ giữa “Chất” và “Lượng”.
Gần đây, thông tin đại chúng có đăng lại các phát biểu của ông Phan Diễn và Trần Xuân Giá, nguyên là các quan chức cao cấp trong bộ máy lãnh đạo của VN trong những thập niên vừa qua. Sau khi nghiền ngẫm các nội dung phát biểu đó có thể nói rằng nhận thức của họ về vai trò của DNNN trong nền kinh tế VN đã khác trước, hay có thế nói gọn là “ THAY ĐỔI”.
Điều gì khiến tiến trình thay đổi nhận thức đó xảy ra nhanh như vậy?
Và còn có ai là con người đúng nghĩa, sẽ thay đổi nhận thức như hai vị vừa nêu trên hay không? Xin đọc các bài báo ở dưới để biết các vị đã phát biểu những gì để được coi “nhận thức đã thay đổi”.
PVH
“Theo Tuần Việt Nam, bàn về đổi mới tư duy để có thể tái cấu trúc nền kinh tế, nguyên Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn cho hay, nhận thức của chính ông về kinh tế nhà nước đã khác so với hơn 1 năm trước.
Ông cho hay, đầu năm 2010, thảo luận về vị trí của kinh tế Nhà nước, ông cho rằng, nói kinh tế nhà nước là chủ đạo vẫn đúng. Bởi lẽ chúng ta cần một lực lượng trong tay nhà nước, giúp nhà nước thực hiện các ý đồ, định hướng nền kinh tế, làm những việc mà các thành phần kinh tế khác không làm được.
Thế nhưng, qua những chuyến đi khảo sát ở các nước, “nhận thức của tôi (Phan Diễn – pv) về vị trí của kinh tế Nhà nước đã khác”.
“Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế rất quan trọng nhưng kinh tế Nhà nước thì chưa chắc”, nguyên Thường trực Ban Bí thư nói.Hàn Quốc là bài học thực tế tạo nên bước chuyển nhận thức ấy.
Đánh giá cao vài trò của Chính phủ trong việc định hướng phát triển kinh tế, đề ra nhiều chủ trương, chính sách, nhưng Hàn Quốc thực hiện được những ý định không phải dựa vào lực lượng kinh tế quốc doanh mà chính là vào lực lượng tư nhân.
Ngay cả tư nhân, nhà nước cũng không quá o bế đối với lĩnh vực cần ưu đãi, và cũng không nên nuông chiều, ưu đãi quá lâu. Hàn Quốc đã từng trả giá khi o bế các cheabol.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng “Gốc gác của vấn đề là nhiều tư duy không ổn mà ta ít nhắc tới.
Tư duy của vị trí nhà nước trong nền kinh tế thị trường của ta còn khác nhau và chưa rõ, kể cả nhà nước trung ương và nhà nước địa phương. Ở các nước, chính quyền chủ yếu lo quản lý hành chính nhà nước, không ai đi làm kinh tế cả.
……Thực tế, nền kinh tế VN đang phải trả giá cho những bất cập trong phân vai giữa nhà nước và tư nhân trong kinh tế.
Theo Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp, khu vực này hiện đang sở hữu 70% tổng tài sản cố định của nền kinh tế, chi phối 20% vốn đầu tư của toàn xã hội, 60% tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại, 50% vốn đầu tư nhà nước và 70% nguồn vốn ODA.
Được bảo hộ lớn và ưu đãi nhiều, thế nhưng, khu vực này chỉ tạo ra 25% doanh thu, 37% lợi nhuận trước thuế và 20% giá trị sản xuất công nghiệp”.
Đọc nhiều ở đây
No comments:
Post a Comment