LBT: Sắp đến ngày Phật Đản, trong mỗi chúng ta chắc ai cũng ghi nhớ được một vài điều ĐứcPhật dạy. Một bản tóm tắt lời dạy của Đức Phật có 14 điều như dưới đây:
- Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
- Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
- Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
- Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
- Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
- Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
- Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
- Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
- Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
- Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ
- Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
- Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
- Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
- An ủi lớn nhất của đời người là bố thí
Kính mừng Phật Đản, xin đăng một bài viết với nhiều trăn trở về cuộc sống.
Cách đây vài ngày, trên tivi có chiếu vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”của nhà văn Lưu Quang Vũ. Qua vở kịch có thể nhận thấy một quan niệm sống mà nhà văn Lưu Quang Vũ đã đưa ra cho chúng ta trong vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt là : “Không thể bên trong một đằng , bên ngoài một nẻo được . Tôi muốn được là tôi toàn vẹn“. Vậy thực chất câu nói của Lưu Quang Vũ như thế nào ? Quan niệm sống mà ông muốn đưa ra là gì ?
Quan niệm sống mà nhà văn muốn nói đến chính là hãy sống thành thật với chính mình,sống để giữa tinh thần và thể xác của là một sự thống nhất .“ Bên trong, bên ngoài “ ở đây chính là bên trong tâm hồn , về mặt tinh thần . Còn bên ngoài là những cư xử , về mặt thể xác . “ Một đằng, một nẻo” chỉ sự trái ngược nhau . “ Bên trong một đằng , bên ngoài một nẻo “ chỉ sự trái ngược nhau giữa tinh thần và thể xác . “ Toàn vẹn “ là sự trọn vẹn hoàn toàn , một sự thống nhất chung .
Do vậy, điều đầu tiên mà Quang Vũ muốn đặt ra ở đây là : Con người luôn cần một sự thống nhất chung giữa bên trong và bên ngoài. Thật vậy, điều đó là điều thực sự quan trọng cần có đối với mỗi người chúng ta bởi con nguời là một thực thể thống nhất giữa hai mặt tinh thần và thể xác. Nếu như sự thống nhất đó không còn thì ta không còn là chính ta nữa. Điều thứ hai mà nhà văn muốn nói đến đó là : Con người phải sống thật với chính mình. Song để sống thật với bản thân mình chính là điều xuất phát từ trái tim. Nếu không sống thực với mình thì con người sẽ đau khổ và sẽ gây ra đau khổ, tai họa cho người khác. Bởi vì khi đó ta đang tự lừa dối chính bản thân mình, lừa dối người khác. Và rồi sự lừa dối đó sẽ làm chính bản thân mình đánh mất phẩm chất đạo đức mà đã được vun đắp bấy lâu. Ví như có một ai đó với vẻ bề ngoài rất đỗi hiền thục, tốt bụng nhưng bên trong lại mưu mô, quỷ quyệt, suy tính những chuyện có hại cho người khác để làm lợi cho mình dựa vào vẽ bề ngoài của mình thì khi đó chính người đó đã gây ra sự đau khổ, tai họa cho người khác.
Thực tế ngày nay vì tính vị kỷ có rất nhiều người chọn cách sống "bên trong một đằng bên ngoài một nẻo", họ nghĩ thế này nhưng họ lại làm trái ngược lại, dần dần họ đánh mất chính bản thân mình. Vì vậy con người phải dũng cảm đấu tranh để được sống trung thực, được là chính mình một cách “toàn vẹn”. Vở kịch của Lưu Quang Vũ không chỉ có ý nghĩa về mặt nghệ thuật mà nó còn cho chúng ta thấy quan niệm sống qua những câu độc thoại nội tâm của nhân vật. Qua tác phẩm chúng ta rút ra được bài học cho chính chúng ta. Chúng hãy trung thực với bản thân mình, đừng tự lừa dối mình cũng như lừa dối những người xung quanh. Và đó là mầm mống của sự tha hoá nhân cách.
Hãy trung thực với bản thân, đừng tự lừa dối mình và lừa dối những người xung quanh. Điều quan trọng hãy là chính mình trong mọi tình huống, hãy sống một cách trọn vẹn nhất và hãy để sự thống nhất giữa tinh thần và thể xác của mỗi người luôn tôn tại. Tất cả những điều ấy cũng góp phần tạo nên điều kỳ diệu cho con người chúng ta, bởi vì “ Mỗi người chúng ta là một điều kỳ diệu”.
Đ.N
No comments:
Post a Comment