Từ cuối năm 2010, do ảnh hưởng của lạm phát nên tình hình giá cả của tất cả các loại hàng hoá đều tăng cao, điều này đã làm cho cuộc sống của những người có thu nhập thấp như nông dân, viên chức, người lao động....có nhiều thay đổi.
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế thì tình hình lạm phát trong năm 2011 còn tiếp tục tăng cao do đồng tiền bị mất giá, mặc dù chúng ta đang quyết liệt thực hiện “ thắt lưng buộc bụng “ theo chủ trương của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Hiện nay, trên thị trường giá cả tất cả các mặt hàng đều thi nhau tăng vùn vụt, nếu trước đây gia một bó rau chỉ từ 2.000 – 3.000 đồng thì hiện nay đã lên 5.000 – 6.000 đồng, một lạng thịt ba chỉ từ 6.000 – 6.500 đồng thì lên 9.000 – 10.000 đồng, thậm chỉ còn có một số mặt hàng còn tăng gấp 2-3 lần so với trước đây. Bên cạnh đó thì giá cả các mặt hàng khác như xăng dầu, điện, nước...cũng đồng loạt tăng cao. Với tình hình giá cả hàng hoá tăng cao như hiện nay sẽ kéo theo nhiều nổi khổ cho những gia đình có mức thu nhập từ 2.500.000 – 3.000.000 đồng/tháng, với mức thu nhập đó nếu chúng ta tính toán các khoản chi tối thiểu như tiền điện, nước, tiền con đi học, tiền ăn uống hàng ngày, tiền xăng xe của 2 vợ chồng, tiền điện thoại....thì rất khó để chi tiêu đủ trong một tháng, ngoài ra còn có các khoản khác như thăm hỏi, hiếu hỉ, đau ốm, đồ dùng sinh hoạt..., nhưng chừng đó cũng đủ cho chúng ta thấy là chất lượng cuộc sống của những người có thu nhập thấp hiện nay là như thế nào?
Mặc dù hàng năm Chính phủ đều có chính sách tăng lương cho cán bộ công nhân viên, nhưng mỗi khi đề ra phương án tăng lương và tiến hành lộ trình thực hiện thì lập tức trên thị trường giá cả các mặt hàng đều tăng cao, trong khi đối chiếu giữa mức tăng lương tối thiểu và mức tăng của các mặt hàng thì mức tăng của lương tối thiểu hoàn toàn không đủ để bù phần tăng của các sản phẩm.
Qua đó chúng ta có thể thấy cuộc sống của những người có mức thu nhập thấp như công chức, nông dân, người lao động...hiện nay là hết sức khó khăn, nó làm nảy sinh nhiều nhiều hệ lụy đối với mỗi gia đình.
X.Q
No comments:
Post a Comment