Kinh tế suy giảm tác động đến đời sống người dân như thế nào
thì có nhiều bài báo viết ra. Nay tôi xin viết một trường hợp gần nhà mà tôi
chứng kiến.
Tôi chuyển đến nơi ở hiện tại cũng đã hơn 2 năm, có thể nói
là gần 30 tháng.
Gần chùa Từ Đàm, đoạn nối giữa đường Điện Biên Phủ và Thích
Tịch Khiết có quán tạp hóa của chị Nhung. Do buôn bán khó khăn, chị mở them bán
bánh mì chay vào các buổi sáng sớm.
Đầu tiên tôi khi tôi tới mua mì, chỉ thấy 1 mình chị chuẩn
bị mọi thứ.
Sau đó vài tháng thì có bà mẹ chị phụ chị bán mì. Năm trước
thì có them bố của chị nữa.
Ngạc nhiên nhất là hè năm nay, đứa con 10 tuổi của chị cũng
phụ một tay giúp mẹ bán bánh mì.
Thực ra, không phải hàng bánh mì của chị đông khách, mà là
việc chị không thể nâng giá bánh mì mà phải giữ khách bằng việc giữ giá 5000đ/ổ
mì trong suốt thời gian qua, chất lượng ổ mì không đổi.
Khách hang của chị phần đông là người nghèo nên họ muốn ăn
no dù chỉ với 5,000 đ. Vậy là chị phải làm bánh lọc để thay nhân cho mỗi ổ mì.
Trước đây thì chị có thể dung nhân khác bánh lọc, nhưng nay người ta hay ăn mì
kẹp bánh lọc nên người làm bánh lọc trong gia đình chị lại tăng lên.
Đầu tiên tăng 1 người, sau đó 2 người, nay là 3 người kể cả
chị nữa là 4 người.
Việc trước đây chỉ cần 1 người làm, nay phải làm 4 người.
2 năm rồi, lạm phát tổng cộng khoảng 22%.
Số đáng le chị phải bán ổ mì 6,000 đ để có lời so với lạm
phát. Nay chị không làm vậy, giữ giá ổ mì 5,000 đ, tức chị đã bù trượt gia
1,000 đ, bằng sức lao động của 3 người thân trong gia đình chị, những người
đáng ra đang an nhàn hưởng tuổi già hoặc thảnh thơi học bài và vui đùa cùng
chúng bạn.
Tác động của suy giảm
kinh tế từ một góc nhìn nhỏ là như vậy đấy.
PVH
No comments:
Post a Comment