Đó là tên vở kịch nổi tiếng của kịch gia Lưu Quang Vũ phản ánh thực tế xã hội Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới ở thế kỹ trước kéo theo luân thường đạo lý xã hội đổi thay. Trong vở kịch, khi anh con trai cãi láo với bố đẻ thường thốt ra câu cửa miệng: “ Ông không phải bố tôi”.
Và dưới đây là một câu chuyện tiếu lâm tôi nghe được thời bao cấp:
Một phó thường dân nhặt ở bên vệ đường một BẢN TỰ KHAI có nội dung trích yếu....
“Tên khai Sinh: VN Dân Chủ Cộng Hòa
Tên thường gọi: CH XHCN VN
Tên bố: Liên Bang Cộng Hòa XHCN Xô Viết
Tên mẹ: CHND Trung Hoa
Tình trạng hôn nhân của bố mẹ: Đã li dị”
Đó là một câu chuyện tiếu lâm thâm thúy, có lý mà cũng vô lý.
Có lý:
+ Con lấy họ của cha, và ít tuối hơn cha; vì con sinh năm ’45, cha sinh năm ‘17
+ Liên Xô và Trung Quốc đã không còn nhìn mặt nhau thời chiến tranh lạnh, sau đó TQ xích lại gần Hoa Kỳ để hất ghế Đài Loan ở Liên Hợp Quốc và thừa cơ cưỡng chiếm Hoàng Sa.
Vô lý:
+Mẹ sinh năm ’49, sau con 4 năm nên không thể là mẹ đẻ, ngoại trừ “mẹ ghẻ”, còn làm bố của VN thì lại càng không logic.
+Tự khai thường dùng cho khai về nhân thân, các quốc hiệu nêu trên về bản chất không có tính dân sự nên không thể hợp lý nếu là trích từ nội dung trong BẢN TỰ KHAI.
Quay lại vở kịch đã nêu, chúng ta biết người bố là bộ đội thời chống Pháp, sau giải phóng tiến về thủ đô được cấp một chổ ở bao cấp. Ông cùng vợ đã chật vật nuôi người con trai ăn học nên người ở nơi gạo châu củi quế. Hết lòng yêu thương con, hy sinh vì con bằng lòng phụ tử và không mong ngày con báo hiếu Chắc hẵn ông mang i lòng tin tưởng vô hạn ở sự giáo dục của chế độ XHCN tươi đẹp. Đùng một cái, ông phải đối mặt với việc mất chổ ở do bị đứa con ruột thịt đuổi với câu chửi sa sả: “ Ông không phải bố tôi”.
Đó! Xã hội mà Tam Cương “ Quân – Sư - Phụ” bị coi thường đến như vậy thì tình huynh đệ ngày nay còn có nghĩa lý gì đâu!!!
Mở rộng ra việc giải quyết tình hình biển Đông hiện tại giữa VN và TQ, tôi tuyệt nhiên không tin tưởng vào sự cam kết dựa trên tình huynh đệ, đồng lòng, đồng hướng, có thêm màu mè với số má gì đó (có thể chúng ta rất thực lòng, cả tin) mà nhất quyết phải dựa vào luật pháp quốc tế đặc biệt là Luật Biển 1982 và chứng cứ là sự thật lịch sử.
Cũng như ông bố trong vở kịch trên, (cũng như bao ông bố khác trong đời thường) , nếu biết phòng xa, biết nghi vấn TAM CƯƠNG của Nho giáo cổ hũ(trong tình hình mới) ông sẽ làm giấy tờ nhà đất đứng tên chung vợ và chồng thì sẽ không thể xảy ra sự cố đau lòng theo kết cục của “ vở kịch”.
« Ông không phải là bố tôi ! »
« Bà không phải là mẹ tôi ! »
« Ông phải phải là gì của tôi cả ! »
Tiếng hét văng vẳng trong vở kịch cất lên, lại nhớ Lưu Quang Vũ đến nao lòng !
Đâu đó tình Huynh đệ ngập tràn....tiếng tung hô.....hố...
PVH
No comments:
Post a Comment