Nước chiếm ¾ trái đất và là nguồn tài nguyên quí giá đối với sự sống của con người. 70% diện tích Trái Đất được bao phủ bởi nước nhưng chỉ có 2,5% nước trên thế giới là nước ngọt, trong khi 97,5% là đại dương. Trong đó, 0,3% nước ngọt của thế giới nằm trong các sông, hồ; 30% là nước ngầm, phần còn lại nằm trên các sông băng, núi băng. 70% lượng nước trên thế giới được sử dụng cho nông nghiệp, 22% cho công nghiệp và 8% phục vụ sinh hoạt. Theo ước tính, trung bình một người ở các nước phát triển sử dụng 500-800 lít/ngày so với 60-150 lít/người/ngày ở các nước đang phát triển.
Hiện nay, các thành phố lớn, nhất là ngay tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều nơi vẫn đang thiếu nước sạch sinh hoạt. Nguồn nước ngầm đang bị khai thác không thể kiểm soát. Việc khoan giếng lấy nước ngầm xảy ra tràn lan, không những gây thất thoát, lãng phí còn có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước đó.Hơn nữa, do không thấy hết vị trí quan trọng của tài nguyên nước, nên trên khắp cả nước, đâu đâu cũng thấy có những bãi rác, nơi chôn cất, xử lý rác thải không được thực hiện theo đúng quy định và quy trình bảo vệ môi trường, để nước rác rò rỉ ngấm xuống nguồn nước ngầm và tràn ra nguồn nước mặt
Tại Singapore đã khai mạc Tuần lễ nước quốc tế. Thông điệp được đặt ra là: phải giữ cho nguồn nước sạch, thậm chí hứng từng giọt nước; cần tái chế nước bẩn thành nước sạch để lấy nước cho cuộc sống, cứu vãn môi trường. Theo đánh giá tại đây, ở Việt Nam nước sạch rất rẻ, trong khi ở nhiều quốc gia khác, giá nước sạch có khi đắt gấp 10 lần so với Việt Nam . Tỷ lệ thất thoát nước sạch ở Singapore chỉ khoảng 1% còn ở Việt Nam là hơn 10%, thậm chí còn cao hơn nữa. Đất nước ta có những vùng “đất khát” đến cùng cực như cao nguyên đá Hà Giang, thiếu nước chạy thủy điện, cho trồng trọt mùa khô mà vẫn bị đánh giá là lãng phí nước mới thấy việc sử dụng nước của ta còn nhiều điều phải bàn. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có tài nguyên nước dồi dào. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là những năm gần đây, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm với mức độ trầm trọng hơn, nguy cơ thiếu nước sạch đã hiện hữu.
Riêng đối với cuộc sống của con người. nước có một vai trò hết sức đặc biệt. Đối với cơ thể con người nước không phải là một chất dinh dưỡng nhưng chúng ta có thể nhịn ăn thậm chí 1 tuần nhưng không thể nhịn không uống nước trong vòng 3-5 ngày được. Như chúng ta đã biết, 70%cơ thể chúng ta là nước, nước trong cơ thể ta chính là dòng máu đỏ chảy trong mỗi con người.Các bạn hãy thử tưởng tưởng xem nếu không có dòng máu này liệu con người có sống được không???? Chỉ một ví dụ rất đơn giản cũng đủ để chúng ta thấy được tầm quan trọng của nước. Tất nhiên là một việc làm cần thiết của mọi con người chúng ta là phải biết quý trọng nguồn nước quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Không có nước sạch mọi sinh hoạt của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không có nước sạch sẽ sinh ra nhiều vấn đề đáng lo ngại cho sự sống của con người. Lúc đó: bệnh tật nảy sinh, môi trường cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.
Với tầm quan trọng về tài nguyên nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, Nhà nước cần có chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, bảo đảm sự cân bằng sinh thái và cân bằng môi trường. Đặt vị trí, vai trò của tài nguyên nước cũng quan trọng, cần được bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý như các nguồn tài nguyên khác của đất nước, thậm chí coi như tài nguyên than đá. Sử dụng nước sạch sao cho hợp lý là cần thiết. Nếu ta lãng phí nước thì một ngày nào đó chúng ta sẽ hết nước đến lúc đó ta sẽ cảm thấy nuối tiếc và muốn quay lại thời gian trước đó để có thật nhiếu nước sạch dùng. Được biết hiện nay nước biển đang xâm chiếm khá mạnh đến nước ngọt đến một lúc nào đó ta sẽ hết nước ngọt để dùng. Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Hạn chế đến thấp nhất việc khoan giếng tự do, tràn lan. Việc khoan giếng này không những sẽ làm cho việc khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm mà qua đó nước bẩn lại theo những giếng khoan này gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm là cả một hệ sinh thái nước sạch bị mất cân bằng, mất đi một nguồn cung cấp nước sạch tin cậy cho cuộc sống. Có lý khi các chuyên gia khuyên rằng, trước hết phải nhận thức sâu sắc sự quan trọng của tài nguyên nước, có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước và những người có trách nhiệm có thể từ chối những dự án gây ô nhiễm nguồn nước, dù rằng dự án đó có đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế. Nhưng sự từ chối hôm nay là để đỡ tốn kém và gìn giữ cho mai sau.
Đ.N