Monday, 21 March 2011

Thảm họa ở Nhật Bản và những suy tư

Ông bà đã dạy “Gieo gì gặt nấy”. Người Trung Hoa cũng có câu “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”.

Số phận của một dân tộc được nhìn thấy từ cách hành xử của một em bé 9 tuổi sau thảm họa như bài đăng báo Dân Trí dưới đây:

(Dân trí) - “Một câu chuyện cảm động về cậu bé 9 tuổi ở Nhật đã dạy
cho tôi bài học làm người trong lúc khốn khó nhất.”

Một bé trai tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagy, chờ lấy nước sôi để ăn mỳ.
Dưới đây là bài viết cảm động của một độc giả gửi báo Dân trí về cách
ứng xử tuyệt vời trong cơn hoạn nạn ở Nhật của một cậu bé mới 9 tuổi.

Tối hôm qua tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị
ở đó phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong cái hàng rồng
rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên
người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà em lại xếp
hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt của em thì chắc chẳng còn thức ăn nên
mới lại hỏi thăm.
Em kể khi đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng
thần đến, cha của em làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công
lầu 3 của trường em nhìn thấy chiếc xe và cha bị nước cuốn trôi, nhiều
khả năng đã chết.
Hỏi mẹ đâu, em nói nhà em nằm ngay bờ biển, mẹ và em em chắc cũng
không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe
hỏi đến thân nhân.
Nhìn thấy em nhỏ lạnh, tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên
người em nhỏ. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra
ngoài, tôi nhặt lên đưa cho em và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết
thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói". Cậu
bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn
ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu bé ôm bao lương khô đi
thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào
thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.

Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó.
Cậu bé trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó
để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác khóc, để mọi người không nhìn
thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có
thể dạy tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học
vô cùng cảm động về sự hy sinh. Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi
đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác
chắc chắn là một dân tộc vĩ đại.
Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự
điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân
biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.

Mấy tháng trước, suy nghĩ về công việc tôi đã có bài viết về tự giác, ở một phạm vi nhỏ hơn, xin được đăng lại dưới đây.

Trên mục hỏi đáp của Yahoo có câu hỏi của một bạn như sau: "Tự giác là gì và ích lợi của nó trong cuộc sống?" Và câu trả lời hay nhất (do người đọc bình chọn) như sau:"Bạn ơi TỰ GIÁC: LÀ NGƯỜI CÓ NHẬN THỨC CÁ NHÂN, BIẾT LÀM NHỮNG VIỆC KHÔNG LÀM PHIỀN NGƯỜI KHÁC .Thường thì người TỰ GIÁC rất có lòng tự trọng. Ví dụ : Trong 1 buổi tiệc, ở phòng máy lạnh ai cũng ăn mặc đẹp .Có một người con trai nghịên thuốc lá, anh lấy gói thuốc ra ( và chợt nghĩ lại ) nên anh ta xin phép mọi người để ra ngoài có việc 1 chút .( Thật ra là anh ta ra kéo vài hơi thuốc lá đấy ).Thì ta nói rằng, đấy là 1 người tự giác .Vâng, vâng nếu như cả XH ai ai cũng tự giác thì sẽ ít có phiền muộn xảy ra . Công an, tòa án cũng ít có việc để làm . Vì ai cũng tự giác, làm gì có gây gỗ, đánh chửi nhau ...như thế XH ngày càng văn minh hơn đấy nhé. Chia sẻ vậy nha . Chào bạn". Tôi cũng có đồng cảm với câu trả lời trên, chỉ xin chia sẻ thêm một số ví dụ về sự tự giác hoặc không tự giác như dưới đây:
1) Một nhân viên có năng lực nhưng không tự giác phát huy khả năng của mình trong công việc, cho rằng thu nhập tôi như vậy thì tôi chỉ làm từng đó.
2) Người tham gia giao thông tự giác dừng trước vạch giao thông khi có đèn đỏ mà ở bục giao thông không có bóng anh cảnh sát.
3) Chưa tự giác tuân thủ giờ giấc làm việc nếu không có sự nhắc nhở hay phê bình trong công sở.
4) Chưa tự giác vệ sinh khu vực làm việc của mình (vì cho rằng sáng hôm sau đã có người trực nhật làm thay rồi)
5) Chưa tự giác học tập nâng cao kiến thức, thu thập thông tin áp dụng cho công việc.
6) Chưa tôn trọng người khác khi còn chơi game hoặc làm việc cá nhân quá nhiều trong giờ làm việc và ra về sớm khi không báo cáo người quản lý cũng như không ghi bảng thông báo.
7) Chưa tự giác cố gắng làm bù thời gian đi làm trễ hay nghỉ quá phép.
8) Chưa tự giác ghi chép một cách đều đặn nhật ký công việc hàng ngày.
9) Chưa tự giác làm đúng bổn phận được phân công (ví dụ thu hồi nợ chây lì tại địa phương).
10) Chưa tự giác báo cáo việc mình chưa thể hoàn thành tới Ban Điều Hành.
11) Chưa tự giác suy nghĩ đến được những điều ta đã hưởng lợi từ tổ chức mà chỉ chuyên chú tâm vào những điều tổ chức chưa làm hài lòng bản thân.
12) Chưa tự giác tự phê bình và phê bình (có thể gây mâu thuẩn nội bộ vì phê bình không đúng nơi, đúng lúc)....
TỰ GIÁC LÀ NGƯỜI CÓ NHẬN THỨC CÁ NHÂN, BIẾT LÀM NHỮNG VIỆC KHÔNG LÀM PHIỀN NGƯỜI KHÁC là một định nghĩa HAY. Tôi hy vọng người đọc sẽ hiểu được tâm tư của cá nhân tôi qua nhũng dòng viết trên.

Phan Văn Hải

No comments:

Post a Comment