Friday 30 August 2013

NGƯỜI MẸ KHÓ CƯU MANG NHỮNG SINH VIÊN NGHÈO


(Bà La Thị Phước cùng những “người con” đang trọ học ở Huế – Ảnh: sưu tầm)

Cách trung tâm TP Huế không xa khoảng chừng 2km, có một nhà hảo tâm hi sinh cả công và của để mang lại những bữa ăn hằng ngày no dạ ấm cật cho những sinh viên nghèo từ xa đến ở trọ để học.
Đó là Bà La Thị Phước, trú tại tổ 11, KV4, P An Cựu, TP Huế. Năm nay, Bà gần 60 tuổi, Là chủ của một quầy tạp hóa nhỏ trong một con hẻm có nhiều sinh viên trọ học, hằng ngày Bà Phước vẫn thường chứng kiến cảnh “bữa no bữa đói” và những chuỗi ngày dài ăn mì tôm thay cơm của sinh viên nghèo lên thành phố trọ học. Nghĩ về quá khứ nghèo khó vất vả của mình xưa kia, Bà Phước quyết định phải làm một cái gì đó để giúp đỡ các bạn sinh viên.
Cô Phước vốn là một giáo viên dạy cấp 2 ở H.Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế). Năm 1980, sau khi kết hôn được 3 năm thì chồng Bà đột ngột qua đời. Lương thấp, lại phải nuôi 2 đứa con nhỏ, Bà xin nghỉ dạy học và đưa 2 người con vào TP.Hồ Chí Minh xin ăn. Đó cũng là thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời Bà Phước. Ban ngày Bà Phước bồng 2 người con nhỏ lang thang khắp các con hẻm đi xin ăn, ban đêm khi các con ngủ bà lại phải đi xin rửa bát, dọn dẹp cho các nhà hàng, quán nhậu. Sau khi dành dụm được ít tiền xe, Bà về Huế bán bánh canh ở chợ An Cựu mưu sinh qua ngày. Bây giờ, với tiệm tạp hóa nhỏ cũng chỉ mang lại một khoản thu nhập ít ỏi đủ để chi phí sinh hoạt hàng ngày.
Một việc làm với nghĩa cử hết sức cao đẹp, trong cuộc sống đời thường  chúng ta rất hiếm gặp. Danh ngôn phương tây có câu: Một người nếu biết hi sinh hạnh phúc của mình cho người khác, đó mới chính là tình yêu chân thật. Bà Phước là một người như thế. Rất đáng để chúng ta noi theo. Tấm lòng của bà nếu được các ân nhân, các nhà hảo tâm tạo điều kiện giúp đỡ thì Bà có thể giúp được nhiều sinh viên nghèo hơn nữa.
H.S

Thursday 29 August 2013

THÁI ĐỘ SỐNG



Mỗi người, ai cũng có quyền lựa chọn cho mình một cách sống. Hẳn ai sống đúng nghĩa cũng đều đã hình thành cho mình thái độ sống có trách nhiệm với bản thân. Nhưng liệu chỉ sống vì mình thôi đã đủ chưa hay còn phải sống cho gia đình và cho cả xã hội.
Sống có trách nhiệm với bản thân là biết nhận thức và giữ gìn được những gía trị bản thân. Điều này cũng là để cho gia đình và xã hội. Nhưng cách sống quá đề cao bản thân mà không màng đến người khác là một lối sống ích kỉ. Người Trung Quốc có câu “Sống không vì mình thì trời tru đất diệt”. Câu nói này đề cao lối sống có trách nhiệm với bản thân. Đây cũng là lối sống của đa số các bạn trẻ hiện nay. Ranh giới giữa việc sống có trách nhiệm với bản thân và sống cho riêng mình rất mỏng manh. Vì vậy, cuộc đời con người có ý nghĩa hay không là do biết dừng đúng lúc. Giá trị tổng thể của con người được thể hiện ở ba phương diện: Đó là nhân diện (Những gì bạn đang sỡ hữu), nhân hiệu (Tài năng của bạn), giá trị nhân phẩm (Chuẩn mực đạo đức của bạn). Gía trị bên ngoài không nói lên được điều gì. Đó chỉ là gía trị tạm thời. Người sống vì mình luôn chú trọng đến giá trị bên ngoài- vẻ đẹp bên ngoài và tiền bạc trong tay. Người sống có trách nhiệm với bản thân luôn chú trọng đến việc bồi dưỡng tài năng và nhân phẩm. Tài năng phải do gọt dũa, rèn luyện mà thành. Tuy nhiên, ranh giới giữa những gía trị khá mỏng manh. Vì vậy không nên tuyệt đối hóa giá trị riêng mình. Nhiều người đã bất chấp thủ đoạn, chà đạp lên người khác để đảm bảo quyền lợi của mình. Họ có thể dùng tiền mua bằng cấp để tạo nên giá trị nhân hiệu. Nhưng đó không phải là giá trị đích thực..
Xã hội con người vốn đa dạng. Có những người sống vị kỉ nhưng cũng có những người sống quên mình vì người khác. Không ai là không sống cho bản thân. Nhưng tùy vào cách sống mà họ lựa chọn có là lối sống đẹp hay chưa? Sống không nên buông thả hay quá đề cao bản thân mình. Vì như vậy sẽ làm cho ta cách xa mọi người. Hoặc quá xem thường bản thân sẽ dẫn đến tự hủy hoại bản thân mình. Không khỏi nhắc đến việc xem thường bản thân là một điều dại khờ.  Nhưng đừng vỉ bản thân mà chà đạp lên người khác. Phải biết dung hòa giữa quyền lợi cá nhân và tập thể. Phải biết chia sẻ để cuộc đời có ý nghĩa. Vì tất cả đều phải tương đối thì mới tồn tại được. Hãy sống có trách nhiệm với bản thân nhưng cần có điểm dừng giữa hai lối sống vì mình và vì cả người khác nữa. Vì cuộc sống còn biết bao nhiêu người khác đang cần ta chia sẻ. Chia sẻ cho họ cũng là cho mình đấy thôi.

D.N

Wednesday 28 August 2013

TRỞ VỀ TRƯỜNG XƯA




Một lần trên đường đi thăm người bạn, bất chợt tôi đi ngang qua ngôi trường phổ thông mà mình đã từng học. Không hiểu sao, tôi lại có cảm giác lâng lâng làm sao. Vậy là tôi quay ngược xe lại, một mình vô thăm trường xưa. Ngồi xuống hàng ghế đá, một mình ngồi thơ thẫn nhìn lá vàng rơi, bao nhiêu ký ức về thời đi học trong tôi cứ ùa về. Tôi cảm thấy, nhớ bạn bè nhớ thầy cô rất nhiều.

Nhớ ngày nào mới bắt đầu vào học tại ngôi trường này, tôi vẫn còn bỡ ngỡ rất nhiều thứ. Tôi được phân vào một lớp mà chỉ có hai đứa bạn là cùng học chung lớp cấp hai với tôi, còn lại là toàn bạn mới. Rồi đến ngày khai giảng đầu năm, lần đầu tiên mặc trên mình bộ áo dài trắng , tôi cảm thấy hạnh phúc biết bao nhiêu.

Rồi cứ như vậy, tôi dần dần cũng đã quen với nhiều thứ khi học tại ngôi trường này. Bạn bè ngày càng thân nhau hơn, thầy cô cũng dạy dỗ rất tận tình. Để rồi năm cuối cấp khi chia tay ra trường, đứa nào đứa nấy bịn rịn lưu luyến, nước mắt chảy dài trên gương mặt mỗi người bạn cùng lớp tôi. Còn nhớ ngày lễ Phụ nữ Việt Nam của năm cuối cấp, bọn con trai lớp tôi hứa sẽ làm cho bọn con gái một điều bất ngờ. Thế là bọn con trai tự chung tiền với nhau, tổ chức một buổi lễ thật hoành tráng bao gồm bánh kẹo và hoa. Do sỉ số con trai lớp tôi gấp đôi con gái, nên bọn con gái lớp tôi mỗi đứa được nhận hai bông hoa. Nhận được hoa ai ai cũng cảm thấy rất vui. Rồi những lần học nhóm, học mà chơi chơi mà học, thế mà sức học của chúng tôi ngày càng tiến bộ hơn rất nhiều, hơn nữa tình bạn giữa những con người chúng tôi ngày càng khăng khít hơn. Nhiều và còn thật nhiều kỷ niệm nữa, không biết phải tốn bao nhiêu tờ giấy trắng để đủ viết ra hết.

Theo thời gian trôi đi mọi thứ cứ thay đổi liên tục, nó không chờ đợi bất cứ người nào. Có những thứ dần dần bị lãng quên trong tâm trí mỗi người nhưng có những thứ mãi mãi ghi dấu ấn trong tâm trí họ, trở thành một phần không thể thiếu. Đúng là thời áo trắng với bao nhiêu kỷ niệm đẹp, sống cuộc sống vô tư không lo toan bộn bề.

Cuôc sống cứ trôi đi thật nhanh, đôi khi ta vô tình không để ý, đến khi để ý lại thì ta đã đi được một đoạn đường dài rồi. Những đứa bạn cùng lớp tôi, giờ đứa nào cũng có một công việc ổn định rồi, mỗi đứa một phương trời riêng. Mặc dù vậy, nhưng chúng tôi vẫn còn liên lạc với nhau, vẫn chia sẽ với nhau những tấm ảnh năm xưa, để rồi cùng nhau bàn tán ôn lại kỷ niệm.

Đang ngồi trầm tư suy nghĩ, bỗng có tiếng vỗ vai từ sau lưng. Quay nhìn lại, thì ra là thầy dạy toán của tôi năm 12, thầy đang về trực hè tại trường. Ôi, đã gần mười năm trôi qua giờ tôi mới được gặp lại thầy. Thầy già thật rồi, mài tóc thầy đã bạc trắng, nhưng khuôn mặt thầy vẫn hiền từ như năm xưa. Thầy ơi, chúng em sẽ mãi mãi nhớ ơn của thầy.

T.N

Monday 26 August 2013

TẶNG SÁCH Ở ĐẬP GÓC


 



Chiều ngày 21/8 chúng tôi băng qua những con đường hai bên ngợp đầy lúa vàng ươm chuẩn bị được thu hoạch để đến với một lớp học rất đặc biệt của thầy Hòa ở Đập góc, lớp học xóa mù chữ “4 trong 1” này đã hoạt động hơn 23 năm nay. Đập góc là một xóm nhỏ nằm giữa cánh đồng ngập trũng của xã Phú Mỹ - huyện Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế thường được gọi là “xóm mồ côi”, bởi nó nằm biệt lập giữa cánh đồng ngập mặn quang năm. Chỉ duy nhất chỉ có một con đường độc đạo, vào mùa mưa lũ thì xóm bị cô lập và nổi lên trơ trọi như một ốc đảo,vô ra phải bằng đò.

Chúng tôi đến thì hiện lớp đang có các em lớp 1,2,4 đang học chung với nhau. Nhìn những em da đen xạm đi vì mưu sinh, những đôi chân trần ngày ngày phải lội qua những con phá, lỗi mòn đường đất mà không khỏi chạnh lòng. Từng cuốn sách từng cuốn vở trắng tinh và còn thơm mùi giấy trắng được phát ra, em nào cũng náo nức đón nhận lấy, có những em mới vào lớp 1 nhận sách chúng tôi tặng còn cầm ngược vì chưa biết chữ nhưng trong ánh mắt vẫn háo hức lắm, nhìn những cảnh tượng này chúng tôi nữa buồn cười nữa vui mừng vì ít ra các em biết quý trọng sách vở, điều cơ bàn đầu tiên của một học sinh ham học cần phải có. So với trẻ em ở các vùng quê khác thì điều kiện học tập và sinh hoạt của trẻ em Đập Góc còn nhiều thiếu thốn, rất cần sự quan tâm chia sẽ của những tấm lòng hảo tâm và của cộng đồng, những cuốn sách mà chúng tôi trao tặng cho các em lần này hy vọng sẽ giúp các em có điều kiện để học tập tốt hơn trong năm học mới.

NH



Wednesday 21 August 2013

NỖI LO NGÀY TỰU TRƯỜNG



Thế là mùa hè đã kết thúc. Một năm học mới lại bắt đầu. Các em đều hớn hở chuẩn bị sách vở mới, áo quần mới để đến trường gặp lại thầy cô, bạn bè sau chuỗi ngày dài nghỉ hè. Nhưng các em nào có hiểu, đằng sau niềm vui của các em là nỗi buồn, nỗi lo của các bậc phụ huynh khi năm học mới gần kề. Đấy là nỗi lo chung của tất cả các bậc phụ huynh có con em cắp sách đến trường. Đặc biệt là những phụ huynh nghèo, lao động tay chân, buôn thúng bán bưng để chạy từng đồng lo cho con ăn học. Đến những ngày này những ông bố, bà mẹ lại gồng mình kiếm thêm việc, chạy vạy khắp nơi để lo đủ tiền cho các em đến trường.
Mặc dù tôi chưa có con đến tuổi đến trường nhưng tôi cũng thấu hiểu được phần nào nỗi lo của các bậc phụ huynh qua những lời tâm sự của các bà con nghèo khi đi địa bàn khảo sát, rồi những khách hàng đến vay vốn tại Trung tâm của chúng tôi. Tất cả các dì, các chị đều có chung một nỗi niềm là tiền đâu để lo học phí cho con, tiền đâu để sắm cho con bộ đồng phục mới để chuẩn bị đến trường... Có chị bảo: chị phải nuôi 3 đứa con ăn học chỉ bằng nghề bán bánh dạo. Vì vậy, năm nào đến ngày nhập học của các con chị cũng lo lắng không yên. Chị tâm sự rằng: “mình đã khổ không được học hành đến nơi đến chốn nên nay phải cố gắng cho các con ăn học đàng hoàng để sau này chúng không phải lao động vất vã như bố mẹ”. Vì vậy dù có khổ đến đâu chị cũng cố gắng lo đầy đủ cho các con.
Tấm lòng của những người làm cha, làm mẹ là vậy đó. Vất vã cả một đời cũng chỉ mong sao cho các con ăn học nên người. Hàng ngày, bao bộn bề lo toan cho cuộc sống đã đè nặng lên vai của những bậc phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, sống nhờ những đồng tiền ít ỏi kiếm được từ những gánh hàng rong, những quán cóc ven đường...; thì nay phải gồng mình lên để lo cho con được đầy đủ hành trang đến lớp. Nhưng cuộc sống này đâu có dễ sống đối với những người nghèo khi mà vật giá lại liên tục leo thang. Nào là học phí tăng, giá sách vở tăng, giá xăng tăng, giá thực phẩm tăng...tất tần tật đều tăng giá trong khi thu nhập của họ cũng chỉ co vậy mà thôi. Làm sao mà không lo lắng, trăn trở cho được.....

PTM

Tuesday 20 August 2013

HẠNH PHÚC NGÀY VU LAN



Có nhiều bài viết, câu nói về mẹ rất hay, sâu sắc, không thể nhớ hết được. Xin trích ra dưới đây lời của ba người, Hoàng đế, Thiền Sư và Nhạc sĩ.
Vua Tự Đức, vị Vua thứ 4 của triều Nguyễn:
“Nuôi ta là mẹ, dạy ta cũng là mẹ: Mẹ là Thầy vậy. Sinh ra ta là mẹ, hiểu ta cũng là mẹ: Mẹ là trời vậy”.

Thiền sư Nhất Hạnh, giáo chủ của Làng Mai-Pháp-nguyên tu tâm hành đạo tại chùa Từ Hiếu- Huế:
“Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi
Hoàng hôn phủ lên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi biết tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời”
Nhạc sĩ Trần Long Ẩn, trong bài ca Mừng tuổi mẹ”
“Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già thêm một tuổi/Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa mẹ càng gần/Rồi mùa xuân ấy, tóc trắng mẹ bay như gió như mây bay qua đời con, như gió như mây bay qua thời gian/Ôi mẹ của tôi!/Mẹ già như chuối như chuối chín cây/Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi/Mồ côi tội lắm ai ơi!/Đói cơm khát nước biết người nào lo…”.

Hôm nay ngày Vu Lan Báo Hiếu, tôi chưa làm được gì với tư cách là người con hiếu hạnh, nhưng bổng nhiên cảm thấy quá đổi hạnh phúc vì hạnh hiểu được rằng mình hiện còn có cả 2 người mẹ, trời cho thường mạnh khỏe để tới lui thăm con của mình và cũng là cháu của các bà. Vì vậy, hết việc, tôi lại chạy ù về nhà để như sờ được niềm hạnh phúc như mơ mà bây giờ tôi mới “ngộ” ra.

Ôi thật là một mùa Vu lan hạnh phúc làm sao!

PVH



Monday 19 August 2013

ĐẠO ĐỨC


Mấy ngày qua, nơi đâu cũng nhắc đến cái tên "chị Nguyệt Hoài Đức". Là một người làm xét nghiệm ở bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội), chị cùng với hai đồng nghiệp là Phan Thị Oanh, Phan Nam Đông đã nhận thấy nhiều sai phạm của tại khoa xét nghiệm của mình là nhân viên tại khoa xét nghiệm này được phép tự ký vào phiếu kết quả, tự in ra phiếu kết quả xét nghiệm khống.     
 Hành động của các chị đã được Sở Y Tế Hà Nội khen thưởng vì đã dũng cảm đứng lên tố cáo những sai phạm tại bệnh viện này. Sự việc này may mắn được phát hiện nhờ vào sự trong sạch của các chị này, nếu như không có các chị như thế này thì không biết đến bao giờ chúng ta mới biết được, nghe được những thông tin như thế, không biết sẽ còn bao nhiêu người nữa có được kết quả xét nghiệm sai lệch, kết quả khống.
Hy vọng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với những người như thế, mong mọi người có sức khỏe thật tốt để có thể cống hiến sức lực của mình giúp ích cho xã hội.

DT.

Friday 16 August 2013

Một buổi khảo sát


Là nhân viên TTKKTL được biết nhiều nơi, đến nhiều chỗ, tiếp xúc nhiều người thật sướng không gì bằng vì được thấy ánh nắng mặt trời, đón làn gió mát và hơn hết “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Tất nhiên cũng  có lúc trái gió trở trời đấy. Thế mà hôm nay len lỏi giữa con đường nhỏ ( đường tắt ) để vào tận khu định cư Phú Hiệp. Đứng giữa đường rộng mà tự nhiên lòng không mấy thảnh thơi. Mùi ngái của cỏ và mùi hôi nhè nhẹ từ những căn nhà nhỏ. Đám trẻ tóc hoe vàng nhìn tôi lạ lẫm và người phụ nữ tay bồng đứa con nhỏ với chén cơm cũng nhìn tôi lạ lẫm. Còn đối tượng của tôi cũng là một người phụ nữ nhưng già hơn, miệng móm mém cười. “Cháu chào bà!” Bà cười, nụ cười phúc hậu. Thì ra bà bán bánh tiêu, mỗi sáng dậy từ 4 giờ sáng để lấy bánh sau đó là bán quanh tại chợ đầu mối và còn thì la cà ở các quán Internet quanh đó. Tôi chẳng hiểu tuổi lớn rồi để con cháu nó nuôi chứ bán buôn gì cực cái thân già. Phục thật.Vậy mà ngồi chơi hỏi thăm một hồi mới té ngửa ra rằng bà mới 49 tuổi. Cái tuổi này mà tóc đã bạc, miệng đã móm rồi khác xa với mẹ tôi lắm lắm. Ừ thì buôn bán đường phố là vậy đấy. Mới nghe từ này đã thấy gian nan rồi. Đội nắng đội gió đội cả trời mưa …….. Chợt nhớ hình như đâu đó có câu hát buồn này thì phải.
          Đi một ngày đàng học một sàng khôn . Tự nhiên thấy mình hạnh phúc hơn biết bao người.


AD

Thursday 15 August 2013

HỌC BỔNG “ CHÂU TRỌNG NGÔ ” 2013



Ngày 10 tháng 08 năm 2013 tại Hội trường Phường Phú Hội – số 03 Tôn Đức Thắng, Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập đã tổ chức buổi lễ trao học bổng  “CHÂU TRỌNG NGÔ” cho các em học sinh nghèo vượt khó học tập tốt.

Tại buổi lễ này, Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập đã trao 155 suất học bổng cho 155 em có kết quả học tập tốt, đạt loại khá giỏi trong năm học vừa qua. Mỗi xuất học bổng có trị giá là 500.000 đồng. Năm nay, chúng tôi cũng đã lựa chọn 15 em học sinh nghèo học giỏi là con của các khách hàng vay vốn dạng: “Buôn thúng, bán bưng”  để phát thưởng, cũng là dịp đánh giá đề cao sự cố gắng vươn lên trong cuộc sống của các hộc gia đình nghèo đô thị. Tuy trị giá của mỗi xuất học bổng 500.000đ/suất là không lớn nhưng đó là tấm lòng của những người làm chương trình muốn gởi đến tất cả các em, động viên các em cố gắng phấn đấu hơn nữa trong những năm học tới. Hy vọng rằng, món quà này có thể giúp các em mua thêm sách, vở và dụng cụ học tập trong năm học tới, làm giảm bớt đi nỗi lo của các bậc sinh thành khi năm học mới gần kề.

PTM

Wednesday 14 August 2013

CÁC CÂU HỎI


 
Gần đây, trách nhiệm về việc chìm tàu ở Cần Giờ làm 9 người chết đang được các cơ quan chức năng mổ xẻ. Quả bóng trách nhiệm được đá qua đá lại, và đến giờ này thì chưa biết ai, cơ quan nào phải chịu trách nhiệm cuối cùng?. Cái xứ mình nó vậy.
Thế nhưng cái chết của anh Trần Hữu Hiệp, người thanh niên có nghĩa cử cao đẹp là nhường áo phao cho người khác thật là một hành động phi thường!.
Tại sao, những người đang sống, những người không phải vô can, trong vụ chìm tàu những người có quá đủ thời gian để làm lại từ đầu nếu không để mất danh dự…lại cứ khư khư giữ lấy cái ghế, cái chức vụ hiện có để “vinh thân phì gia”, thì anh Hiệp, trong một phút giây cận kề cái chết, người thanh niên chưa có gia đình, sự nghiệp đang ở phía trước lại dám hy sinh thân mình để cho người khác được sống?.
Anh Hiệp chắc không phải người có tiền sử bệnh nan y, hay tâm thần hay gặp trắc trở không có lối thoát trong cuộc sống…, nếu như chúng ta tìm hiểu anh qua những người láng giềng, bà con quanh anh ta sẽ hiểu hơn nhiều về người thanh niên giàu lòng nghĩa hiệp này. Anh Hiệp chắc chắn yêu lắm cuộc đời này, yêu mẹ già và thương yêu người anh sắp sửa lấy vợ…anh cũng còn rất nhiều việc phải làm trước mắt…
Vậy tại sao anh lại dám từ bỏ tất cả vì mạng sống của người khác đi cùng thuyền?
Và tại sao các quan chức liên quan lại không dám nhận trách nhiệm về cái chết thương tâm của 9 mạng người?
Phải chăng trời sinh anh ra để làm nghĩa hiệp như tên anh đã mang?
Phải chăng cũng có những người rất hèn yếu, không dám nhận bất cứ trách nhiệm nào liên đới tới hậu quả mà mình gây ra, mặc dù trách nhiệm đã rất rõ ràng.

PVH

Monday 12 August 2013

BẤT NGỜ!


Không khi nào từ "nội chính" lại được nhắc nhiều như thời gian vừa qua. Việc thông báo sẽ có 7 đoàn thanh tra của Đảng tiến hành xem xét các vụ án nghiêm trọng do ông TBT mới ký gần đây càng làm cho người ta hy vọng sẽ có một cuộc chấn chỉnh việc tham nhũng trong thể chế một cách chính thức, quyết liệt.
Nhưng hiểu thế nào là “nội chính” thì không có định nghĩa nào chính qui cả.
Có một người từng làm ban này phát biểu định nghĩa theo tình hình mới nhưng nghe xong lại thấy tù mù hơn.

Thôi thì mục đích thiết lập lại ban này là để phục vụ tốt hơn cho công cuộc chỉnh đốn đảng, góp phần mang lại phồn vinh cho nhân dân, dân tộc.

Nếu vậy phải tránh xa bọn quan tham, nịnh thần, bức hại nhân dân...Vậy phải là cơ quan không chấp nhận bọn nịnh nọt, luồn cúi, vậy có thể gọi ban này theo dân gian là : CHỐI NỊNH hay là NÍNH CHỘI, hay NỘI CHÍNH vậy.
He he.


PVH

Friday 9 August 2013

VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI



Về thể thao đỉnh cao, Việt Nam đã có tân vô địch cờ chớp/cờ Vua thế giới Lê Quang Liêm. Đó là niềm tự hào của cả dân tộc.

Báo chí nước Nga, Cu-ba nhanh chóng loan báo thông tin này làm nức lòn người hâm mộ và yêu mến môn thể thao này.

Theo dõi thông tin báo chí, giới truyền thông hình như chưa thấy hết tâm quan trọng của chức vô địch này, ví rằng nếu tuyển Nam VN vô địch SEAGAME chắc sẽ quan trọng hơn chức vô địch của Liêm.

Cái quan trọng ở chổ, đây là vô địch về đấu trí của các bộ óc cờ vĩ đại nhất thế giới trên đất Nga, nơi các kỳ thủ Kakpov, Kasparov đã khuynh đảo làng cờ Vua thế giới một thời gain dài để rồi người Mỹ phải tạo ra  siêu “Deep Blue” để đọ trí với 2 danh thủ người Nga này.

Nay Liêm đang du học nghe đâu 1 trường của Mỹ với tài trợ của trường này, và cũng nghe đâu trường này trở nên nổi tiếng sau chức vô địch của Liêm.

Nghe đâu, từ lâu Liêm và gia đình đã tự “xã hội hóa” việc rèn luyện và thi đấu của Liêm, không nhận bất cứ trợ cấp nào từ nhà nước.

Giống như Hoàng Thiên và…của làng banh nỉ, hy vọng thể thao đỉnh cao VN có nhiều người như Liêm, đạt tới quán quân thế giới bằng lộ trình “xã hội hóa”.

Nhưng để có được thành công như Liêm, không phải ai bỏ ra nhiều tiền là có thể gặt hái được! Thiên tài là hạt mầm của thành tích đỉnh cao.

 

PVH

Wednesday 7 August 2013



Sự tự tin không có gì quá lớn lao để khó tìm kiếm trong bản thân của mỗi con người , nó chỉ đơn giản là niềm tin vào bản thân, vào những điều mình quyết định, mình định làm và hơn nữa là mình cảm nhận được sự tồn tại của mình là có ích, mọi người cần đến mình.

Tự tin không đơn giản là gắn liền trong suy nghĩ của chính mình, không phát sinh từ những thành quả đạt được trong quá khứ mà nó chính là sự đối mặt với mọi hoàn cảnh thực tế trong hiện tại. Không nhìn mãi vào quá khứ để rồi mình sẽ chím đắm trong cái thành quả đã đạt được mà nên hướng một tương lai còn bao nhiêu là điều đang chờ đợi mình phía trước. Nên nhìn vào quá khứ để tìm ra những ưu điểm lợi thế của mình và mạnh dạn đối đầu với những yếu điểm để làm đòn bẩy cho lòng tin của chính bản thân mình.


Tự tin chính là chìa khóa vạn năng mở ra những cánh cửa thành công của chính bạn. Thế nhưng có một cơ số người mặc dù có tài năng nhưng vẫn không dám tin và khả năng của mình. Nếu chính mình không tin vào bản thân thì làm sao những người khác có thể tin và hi vọng ở bạn. Nếu bạn không tin và chính bản thân mình thì những suy nghĩ của bạn sẽ không bao giờ biến nó thành sự thật được.
Nên xây dựng sự tự tin cho mình thông qua những biều hiện rất nhỏ trong giao tiếp: đừng né tránh ánh mắt của người đang đứng trước mình mà hãy nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện; hãy trả lời một cách rõ ràng và dứt khoát để cho người đối diện thấy sự tự tin của chính mình và đừng nên trả lời lí nhí; đặc biệt là bạn nên quan tâm đến hình thức. Hình thức không cần phải là có tầm vóc cao ráo hay khuôn mặt ưa nhìn mà chính là hình ảnh áo quần gọn gàn, sạch sẽ để thể hiện sự tôn trọng của chính bạn đối với người đối diện và đây cũng chính là yếu tố tạo ra sự tự tin cho bạn. Và bạn đừng bao giờ quên một nụ cười để tạo sự thiện cảm đối với người đối diện.

Sự tự tin bên ngoài thì rất dễ để xây dựng nhưng sự tự tin trong chính bản thân thì chỉ do chính mình tạo ra. Hãy làm việc có trách nhiệm, đặt ra những kỷ luật cho bản thân và luôn có mục tiêu cụ thể, từ những mục tiêu cụ thể bạn sẽ có những hoài bão để vươn xa hơn.Vì vậy, có một câu nói mà bạn nên học đó là: “ Việc gì mình nghĩ không thể làm thì hãy cố làm cho bằng được”.Bạn đừng bao giờ bằng lòng với thực tại mà nên hướng đến với những mục tiêu xa hơn.

Phương Khanh

Monday 5 August 2013

THÓI QUEN NHỎ, TÁC HẠI LỚN


Hiện nay, ở bất cứ nơi đâu chúng ta đều thấy người bán hàng lẫn người mua hàng đều sử dụng túi nilon để đựng thực phẩn tươi sống, thức ăn chín và kể cả là đồ ăn còn nóng, bình quân mỗi gia đình ở Viêt Nam sử dụng không dưới 10 túi nilon các loại. Vẫn biết đó là thói quen, nhưng cả người mua và người bán không mấy ai ý thức được rằng thực phẩm, thức ăn, đặc biệt là thức ăn nóng, đồ chua, mặn như: mắm, muối, dưa, cà … đựng trong túi nylon có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vì phần lớn các loại túi nilon được bán ngoài thị trường hiện nay đều được làm từ nhựa tái sinh từ các cơ sở gia công, đặc biệt là các loại túi nilon màu nếu sử dụng để đựng thức ăn, thực phẩm rất dễ bị nhiễm kim loại chì, clohydric… gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.
Việc người dân sử dụng túi nilon trong sinh hoạt tràn làn như hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng vì tình trạng ô nhiễm môi trường. So với các loại rác thải khác thì túi nilon phải mất từ 500 – 1000 năm mới phân hủy, nếu chôn lấp sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước còn nếu đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc rất nguy hiểm. Nguy hại hơn là việc sử dụng các loại túi nilon tái chế từ rác thải, vì trong quá trình sản xuất được trộn với các loại hóa hóa chất để tăng độ dẻo và bền cho sản phẩm nên tiềm ẩn nhiều hóa chất độc hại.
Với những tác hại to lớn của túi nilon tới sức khỏe và môi trường thì người dân cần phải thay đổi thói quen của mình, cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại túi nilon trong việc đựng thực phẩm và trong sinh hoạt hàng ngày.
X.Q

Saturday 3 August 2013

BỐC HƠI “CÓ ĐỊNH HƯỚNG”



Khi nói “bốc hơi” người ta liên tưởng tới bốc hơi nước. Nước từ các sông, hồ, biển, ao, kênh rạch, mặt đất, cơ thể động vật, thực vật…bốc hơi bay lên trời thành hơi nước. Hơi nước bay trong không trung cùng với gió mây, khi gặp vùng có nhiệt độ lạnh thì ngưng tụ lại thành những giọt nước nhỏ li ti, các giọt nước này hợp lại với nhau thành hạt lớn hơn, khi trọng lượng vượt giới hạn nào đó thì rơi xuống thành mưa.
Đi trên con đường đầy bụi, tôi ước ao có một cơn mưa.
Sống trong một xã hội đầy tệ nạn, tôi cũng ước ao có một “cơn mưa”, như vậy, rất cần sự bốc hơi “có định hướng”. Ví dụ như để chống tệ hối lộ, thì công dân ai cũng ý thức được việc đưa hối lộ là hành vi xấu, bị pháp luật ngăn cấm, vi phạm chuẩn mực đạo đức, và ai cũng quyết không chấp nhận xì ra một xu cho kẻ nắm chức quyền hách dịch. Như vậy, công việc chắc sẽ không được giải quyết nhanh như khi có “lót tay” nhưng xã hội sẽ trong sạch hơn, sẽ không có các chuyện:
-         Đội giá xây dựng lên trên trời,
-         Cầu xây xong thì hỏng,
-         Đường chưa đi đã thấy ổ voi,  ổ gà,
-         Chợ xây xong không có ai tới buôn bán,
-         Chất thải của nhà máy cứ thải thẳng vào sông mà không sợ ai xử lý;
-         Sẽ không có cảnh các em lội qua sông hoặc du dây qua sông để đến trường;
-         Các nữ sinh bị gạ tình đổi điểm;
-         Nạn buôn bán bằng cấp giả;
-        
Mong thay sao sớm có sự “bốc hơi có định hướng”  trong  bản thân mỗi công dân Việt Nam.


PVH

Thursday 1 August 2013

“VỠ TRẬN”



“Vỡ trận” là từ được dùng trong quân sự. Khi đánh nhau giữa hai bên, nếu một bên không có cơ cấu chỉ huy chặt chẽ, không có liên lạc thông suốt, không có sự hợp tác giữa các cánh quân, hậu cần bị cắt đứt, bị động trong phòng thủ và bị tấn công dồn dập vào các yếu điểm…dẫn đến sự thất bại của một bộ phận trên chiến trường sau đó là sự thất bại của các bộ phận khác, dẫn tới thất bại toàn cục; người ta gọi đó là “vỡ trận”.
Ngày nay từ này còn được được dùng để ám chỉ cho quản lý kinh tế ở mức yếu kém.
“Vỡ trận” bến xe Mỹ Đình.
“Vỡ trận” quản lý giá vàng.
“Vỡ trận” có hệ thống của các công ty bất động sản kinh doanh bằng nước miếng.
“Vỡ trận” của ngân hàng có nợ xấu tăng cao…
“Vỡ trận” của chính cách cho vay 30k tỉ đồng để cho người nghèo mua nhà ở xã hội (vì chính sách đã ban hành mà chưa có bao nhiêu cá nhân được vay tiền mua nhà).
Từ “vỡ trận” cũng thường được các bình luận viên bóng đá sử dụng khi một đội bóng thi đấu chệch choạc, bị thủng lưới liên tục và không có cơ hội để lật ngược tình thế.
Chẳng nhẽ, xứ ta lại có nhiều chệch choạc dẫn đến “vỡ trận”vậy sao?
PVH