Friday 29 July 2011

Dân công sở lưu ý chứng đau đầu ngày nóng bức

Mùa hè nhiệt độ cao, cộng thêm áp lực công việc và cuộc sống khiến chúng ta luôn trong tình trạng căng thẳng. Đau đầu đã trở thành căn bệnh thành thị có tỉ lệ bùng phát cao trong mùa hè.

Chứng “đau đầu mùa hè”

Những ngày nắng gắt, chứng ta thường đau đầu, kèm theo cảm giác chán ăn, toàn thân mỏi mệt. Sở dĩ như vậy là do chức năng thần kinh thực vật bị rối loạn, chứng này thường xuất hiện ở người bị suy nhược cơ thể, khí huyết không đủ.

Cách phòng chống chủ yếu cần chú ý hạ nhiệt cho môi trường xung quanh, đảm bảo thời gian ngủ, nên ăn các món thanh đạm, ăn nhiều rau quả.

Chứng đau đầu do thực phẩm lạnh

Thông thường là triệu chứng do uống quá nhanh các thức uống lạnh gây ra. Sở dĩ như vậy là do khi uống thức lạnh, niêm mạc họng bị kích thích mạnh, làm cho các mạch máu, và cơ mặt bị co lại, khiến thần kinh sinh ra phản ứng đau đớn.

Đáng chú ý là những người có tiền sử đau đầu rất dễ gặp triệu chứng này. Nếu lặp lại nhiều lần sẽ gây ách tắc mạch máu.

Khi xuất hiện hiện tượng này, nên dùng tay mát-xa nhiều lần vùng đầu để làm giảm cảm giác đau.

Chứng đau đầu do thiếu nước

Mùa hè ra mồ hôi nhiều, nếu không bổ sung nước kịp thời, cơ thể cũng dễ bị mất nước, từ đó làm kết cấu não dễ bị “chấn động” khi thay đổi tư thế, gây ra cảm giác đau đầu.

Đối với triệu chứng đau này, nên nạp một lượng nước muối sinh lý phù hợp để xử lý tình trạng mất nước. Đồng thơì, người bệnh nên nằm nghỉ, đặt đầu thấp.

Chứng đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu do các chức năng co giãn của các mạch máu vùng đầu gặp trở ngại, gây ra    chứng đau nửa bên đầu hoặc cả 2 bên. Khi đau, xuất hiện các biểu hiện rối loạn thần kinh thực   vật như buồn nôn, sắc mặt trắng nhợt…

Để giảm khả năng phát tác của chứng đau đầu này, mùa hè cần đặc biệt chú ý kết hợp làm việc   và nghỉ ngơi, ngủ đủ, tránh quá căng thẳng, hoặc mệt mỏi.

Ngoài ra, cũng cần chú ý chế độ ăn. Một nghiên cứu đã phát hiện ra, đa số người mắc chứng đau nửa đầu do hàm lượng magiê quá thấp. Do đó, nên ăn các thực phẩm giàu magiê như gạo, đậu    nành, nấm, đào, nhãn, hồ đào, lạc…

Chứng đau đầu do trúng nhiệt

Nhiều người bị “trúng nhiệt” do nhiệt độ chênh lệch giữa bên ngoài và môi trường điều hoà với các biểu hiện như đau đầu, không có lực, khát, tức ngực, ra mồ hôi nhiều...

Cách phòng tránh tốt nhất là nên để phòng thoáng khí; điều hòa, quạt không nên thốc thẳng vào người; uống nhiều nước và mang theo ô khi ra ngoài trời nắng.

Chứng đau đầu do thiếu ngủ

Mùa hè thời tiết nóng bức cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ, khiến trí não bị thiếu dưỡng khí, dễ gây đau đầu, tinh thần mệt mỏi, tứ chi đau nhức.

Tốt nhất nên duy trì giấc ngủ đủ để đảm bảo sức khoẻ cho não bộ.

Q.H (st)

Wednesday 27 July 2011

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH THẾ GIỚI ĐẾN VIỆT NAM

Năm 2011 là năm mà cả thế giới không khỏi bàng hoàng chứng kiến và trải qua không biết bao nhiêu biến động kể từ sự kiện 11/3 thảm họa kép động đất và sóng thần là tấn thảm kịch bao trùm không khí ảm đạm lên toàn bộ nước Nhật trong suốt những thập niên qua, cho đến việc CIA Mỹ tiêu diệt thành công tên trùm khủng bố khét tiếng Bin Laden tại nhà riêng của hắn ở Pakistan, và gần đây nhất là hai vụ thảm sát liên tiếp, trước là vụ đánh bom ở Trung tâm Olso của Nauy mà không lâu cách đó vài giờ là vụ thảm sát ở trại hè thanh thiếu niên làm nhân tổng số người thiệt mạng hơn 70 người (phần lớn là trẻ em), báo hiệu một nguy cơ tiềm tàng đe dọa đến tình hình an ninh ở quốc gia vốn rất thanh bình này. Tất cả các sự kiện liên tiếp xảy ra trong năm qua là tiếng chuông cảnh báo cho những thách thức về an ninh, chính trị, kinh tế và đó không phải sứ mệnh đối phó của riêng gì quốc gia nào mà nó còn ảnh hưởng tác động lên tình hình thế giới trong đó có Việt Nam.
Các chuyên gia quốc tế nhận định về diễn biến một số điểm nóng trên toàn thế giới năm 2011 có nguy cơ bùng phát bạo lực và xung đột sẽ là một mối nguy cho toàn nhân loại trong thế giới hòa bình này. Song song với tình hình thế giới bất ổn, Việt Nam cũng đang nỗ lực tối đa trong việc dành lại chủ quyền biển trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự việc đã dấy lên mối bất hòa trong bang giao giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam mà từ lâu vấn đề tranh chấp Biển Đông luôn nằm trong tầm ngắm của quốc gia đến từ Phương Bắc này. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức từ sau khi thảm họa kép động đất và sóng thần ở Nhật Bản, những biến động chính trị ở Bắc Phi Trung Đông và trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam không tránh khỏi chịu ảnh hưởng tiêu cực và gặp phải một số khó khăn, trong đó nổi lên vấn đề lạm phát tăng cao trở thành thách thức đối với công tác điều hành vĩ mô cả năm 2011, đồng thời ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực. Giá cả các mặt hàng liên tục leo thang nhất là các mặt hàng lương thực thực phẩm ảnh hưởng đến chỉ số tiêu dùng giảm. Giá cả tăng cao vô hình dung làm mất cân đối, chênh lệch và tỷ lệ nghịch  trong vấn đề tiền lương khiến cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn trong việc lựa chọn giải pháp chi tiêu hợp lý để bảo đảm cuộc sống. Bên cạnh đó, những biểu hiện về biến đổi khí hậu trong những năm qua ngày một rõ rệt. Minh chứng là từ năm 1960 đến nay, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 độ C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Đặc biệt, hiện tượng El Nino và La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến thời tiết Việt Nam, gây ra bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt. Đây chính là nguy cơ đe dọa đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Thiên tai bão lũ kéo theo dịch bệnh lan tràn tác động xấu đến kinh tế và đời sống của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm an sinh xã hội, nhất là khu vực nông thôn. Trước tình hình trên, Đảng và Nhà Nước nên có những chính sách thõa đáng trong việc ứng phó những thách thức khó khăn trước mắt nhằm đem lại sự bình yên, ổn định và phát triển dân tộc.

N.T

Monday 25 July 2011

TIỀN BẠC VÀ HẠNH PHÚC


Có bao giờ bạn tự hỏi: Tiền bạc là gì mà bao kẻ mù quáng theo đuổi, hạnh phúc là gì mà bao người khát khao, hi vọng. Hai điều đó tưởng chừng không gắn bó gì với nhau nhưng lại tạo nên một mối quân hệ chặt chẽ, mật thiết trong cuộc sống.
Hạnh phúc là cảm giác sung sướng , mãn nguyện vì cảm thấy hoàn toàn đạt được những gì mong muốn, còn tiền bạc là những đồng tiền dùng để chi tieu và sử dụng. Giữa tiền bạc và hạnh phúc có một mối quan hệ khăng khít với nhau. Tiền bạc có tầm ảnh hưởng lớn đối với chúng ta. Nó là điều kiện cần cho nhiều hoạt động của cuộc sống như học tập, ăn, mặc ,ở ,đi lại.... Mỗi việc chún ta làm đều cần rất nhiều tiền. Hàng ngày chúng ta phải ăn uống để duy trì sư sống. Phải có tiền thì chúng ta mới có thể mua được những loại thực phẩm mà chúng ta cần dùng hàng ngày. Hãy thử tưởng tượng nếu một ngày chúng ta không có tiền để chi tiêu, không thể mua được những thứ cần thiết cho cuộc sống, lúc đó chúng ta sẽ như thế nào? Không ăn uống, không có những điều kiện tối thiểu để sinh hoạt, chắc chắn sức khoẻ của chúng ta sẽ bị giảm sút và kéo theo đó là rất nhiều hệ luỵ, việc khám chữa bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, kết quả học tập và làm việc sẽ không được đảm bảo. Bên ạnh những giá trịu vật chất, chúng ta còn đáp ứng được những giá trịu tinh thần khi có tiền. Chúng ta có thể tổ chức đi chới vào những ngày cuối tuần, hay đơn giản là những hoạt động, dịch vụ như Internet, điện thoại, xem phim.... phải có tiền thì chúng ta mới có thể chi trả cho những họat động đó. Chúng ta cần tiền, rất cần tiền mỗi ngày để chi trả cho những vấn đề cần thiết của cuộc sống. Dường như đồng tiền đã một phần nào chi phối hoạt động và nhu cầu của chúng ta. Mỗi người đều coi nững nhu cầu thiết yếu cho gia đình, và cho bản thân, tuy nhiên với những gì chúng ta có, cần phải biết cách chi tiêu sao cho hợp lý, phải biết tính toán những gì mình cần, mình có. Nếu là một sinh viên nghèo vừa tốt nghiệp ra trường, cần có một chiếc xe máy dể đi làm, với những gì cô có, chỉ có thể mua được một chiếc xe bình thường, không sang trọng, đắt tiền nhưng đã đáp ứng được nhu cầu của bản thân. Hay bên cạnh đó là những sinh viên con nhà giàu, có thể mua được chiếc xe đắt tiền, sang trọng........ Nhưng dù có nhiều tiên, ay ít tiền, với nhu cầu cơ bản thân, với một sự tính toán, cân đốii thì chúng ta có thể thoả mãn nhu cầu của cuộc sống tuy có lúc còn chưa thật sự hài lòng.Tiền bạc là một điều kiện cần của cuộc sống, của hạnh phúc nhưng đó không phải là điều kiện đủ của hạnh phúc. Có rất nhiều người chỉ biết kiếm tiền, họ chỉ mải làm, tiền đối với ho chẳng bao giờ là đủ nhưng họ lạ không quan tâm, không biết trân trọng những gì mình đang có. Đối với họ, họ hạnh phúc ở chỗ họ làm ra tiền. Và khi nhận ra ra rằng mình không có được hạnh phúc thực sự rthì có lẽ, đã là quá muộn. Những đồng tiền họ làm ra không thể đổi lấy hạnh phúc. Khi có tiền, tạo ra những giá trị tinh thần,được vui chơi, được hoà mình vào cuộc sống, đó là điều kiện cho hạnh phúc nảy sinh và phát triển. Như vậy chúng ta có thể nói tiền bạc là một điều kiện cần nhưng chưa đủ của hạnh phúc. Khi thức tỉnh lòng mình, có ước mơ nhưng đồng ý tiếp nhận, biết trân trọng và yêu thương những gì mình có, chấp nhận những gì mình không thể có, có một nhận thức rõ ràng về đông tiền, lúc đó, chúngta đã có được hạnh phúc.Trong xã hội Việt Nam xưa và bây giờ vẫn còn tồn tại những quan niệm sai trái về quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc:
“ Trong tay đã sẵn đồng tiền
Dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì”
Trong cái xã hội cũ đó, đồng tiền như một thế lực vạn năng. Hạnh phúc của con người có thể đem ra mua bán bằng những giá trị đồng tiền. Còn ngày nay lại coa rất nhiều người không biết quý trọng đồng tiền, sinh ra những thói hư, tật xấu: lười biếng, hư hỏng, trì trệ......... Cái gì cúng đã có, không phải làm gì, không ai hướng dãn, họ chỉ biết hưởng thụ những gì tiền có thể đem tới, có những thứ cần phải có sự rèn luyện về tinh thần và ý chí, họ không thể có được hạnh phúc. Họ không nghe nhạc để biết thế nào là bản nhạc hay, họ không biết đọc báo để biết ai sướng, ai khổ, họ không có thời gian để nói chuyện tâm tình thật lâu, thật sâu để hiểu về một người bạn, để hiểu thế nào là một tình bạn........ Và khi có được tất cả, trừ những cái mới như ma tuý, thuốc lắc, ....... thì họ sẽ thử. Họ có thể vui khi làm được điều đó, họ có thể hạnh phúc nhưng bố mệ họ chắc chắn không hạnh phúc, những người thân của họ chắc chắn không hạnh phúc và cái hạn phúc của họ chỉ là nhất thời. Như vậy những quan niệm sai trái về ý nghĩa của tiền bạc và hạnh phúc cần phải phê phán, bác bỏ và hướng họ tới những quan niêm tốt đẹp, cho họ biết giá trị của cuộc sống và làm thế nào để có được hạnh phúc thực sự. Tiền bạc và hạnh phúc? Tiền bạc giúp cúng ta thoả mãn nhu cầu về vất chất, một phần nào đó giúp chúng ta đáp ứng về tinh thần. Còn hạnh phúc là sự thoả mãn về nhu cầu ấy, hạnh phúc không phụ thuộc vào giá trị vất chất mà đồng tiền mang đến, quan trọng là sự nâng niu, trân trọng cuộc sống mà chúng ta có mà thôi.

D.N

Friday 22 July 2011

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG THỰC PHẨM DỄ GÂY NGỘ ĐỘC MÙA HÈ

Mùa hè nắng nóng, các trường hợp trúng độc do thực phẩm không ngừng xảy ra. Chúng ta cần lưu ý và cảnh giác với các loại thực phẩm dễ gây ngộ độc sau.
Giá không có rễ

Trong quá trình làm giá, người làm có thể đã cho quá nhiều thuốc làm cho giá sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không có rễ. Trong thuốc tăng trưởng này thường hàm chứa các chất có hại như chất gây ung thư, chất gây đột biến.
Dưới lớp vỏ khoai tây đã mọc mầm (có màu xanh) thường chứa hàm lượng solanine rất cao, khi ăn vào dễ gây ra trúng độc.

Cà chua xanh

Trong cà chua xanh chưa chín hàm chứa chất dễ gây trúng độc- solanine, sau khi ăn vào có thể xuất hiện các biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa...

Đậu Hà Lan

Người bị dị ứng với đậu Hà Lan sau khi ăn vào sẽ có biểu hiện mệt mỏi, thiếu máu vv.

Tảo tía biến màu

Tảo tía biến màu sẽ bài tiết ra các chất có độc tố như peptide dạng vòng, fucose từ đó gây ô nhiễm cho tảo tía, làm cho màu sắc của táo tía bị nhạt đi biến thành màu tím xanh.

Cải thảo dập

Trong cải thảo dập có chứa muối nitrit, ngăn cản hồng cầu trở ôxy, làm cho chúng ta thiếu ôxy và trúng độc (nhẹ thì bị đau đầu, tim đập loạn nhịp, nôn mửa, môi tím tái; nặng thì thần chí bất an, co giật, khó thở, nếu cấp cứu không kịp sẽ nguy hại đến tính mạng.

Gừng tươi bị dập nát

Gừng tươi sau khi bị dập nát sẽ sinh ra một chất có tính độc tố rất mạnh đó là safrole, kể cả chỉ ăn một chút thì cũng sẽ làm cho tế bào gan trúng độc và biến đổi trạng thái.
Mộc nhĩ chuyển vàng

Mộc nhĩ biến chất thành màu vàng là do khuẩn cầu vàng truyền nhiễm gây ra, sau khi ăn vào có thể gây ra các hiện tượng trúng độc như đau đầu, hoa mắt, đau bụng và đi ngoài....

Đậu cô ve chưa luộc/xào chín

Trong đậu cô ve sống hàm chứa Saponin và lectin, saponin có tính kích thích rất mạnh với đường ruột trong cơ thể, có thể gây ra chứng viêm do xuất huyết, đồng thời có tác dụng hòa tan đối với tế bào hồng cầu. Ngoài ra trong hạt đậu cô ve còn chứa lectin, có tác dụng ngưng tụ tế bào máu, sau khi ăn vào dễ trúng độc.

Các loại rau/dưa muối chưa chín

Khi muối dưa/rau nếu cho lượng muối không đủ, thời gian muối không đủ có thể gây ra trúng độc muối nitrit.

N.T (st)

Wednesday 20 July 2011

Bài tập thể dục cho dân văn phòng

Bạn là dân văn phòng? Chắc chắn là bạn biết môi trường làm việc của mình là ngồi lâu một chỗ, do ít vận động nên ơ thể bạn sẽ cảm thấy hết sức mệt mỏi làm việc kém chất lượng. Nhất là hiện này mạng xã hội đang tràn ngập các văn phòng, vậy bạn sẽ làm gì để có sức khỏe tốt nhất để vừa làm việc hiệu quả và vừa trốn sếp nhoi Yume nữa chứ.

Không cần phải bỏ nhiều thời gian để vận động đâu các bạn ạ, chỉ cần mỗi ngày bỏ ra 5 phút cho các bài tập thể dục như dưới đây tôi đảm bạn sẽ đánh tan cảm giác mệt mỏi.

- Bài tập cho mắt: Bạn thử nhắm mắt kỹ lại từ 3 - 5 giây, sau đó thực hiện lại động tác này bằng cách mở ra.
Một ngày bạn thực hiện như vậy từ 7 - 8 lần.
Bạn nên ngẩng đầu hay cuối xuống, đảo mắt lên trần nhà, hoặc nhìn xuống chân ngắm đôi dày mới của mình, hay chiêu cuối cùng có thể là đá ngang, liếc dọc thử sếp có nhìn mình đang nhoi Yume hay không. Các động tác này sẽ giúp máu lưu thông lên đầu và mắt.

- Cổ: Ngồi lâu mắt lại chăm chú vào màn hình cho nên không tránh được chuyện mỏi cổ. Bạn nên ngồi sát vào ghế, thẳng lưng. Luyện tập cơ cổ bằng cách xoay cổ theo chiều từ trái sang phải và ngược lại. Luyện tập mỗi bên ít nhất năm lần.

Ngồi thư giãn trên ghế, mặt hướng về phía trước, đầu thẳng. Tiếp theo, dần dần nghiêng đầu về phía bên vai phải nhằm làm căng vùng cơ cổ bên trái. Giữ tư thế này trong 10 đến 20 giây, sau đó từ từ trở lại tư thế ban đầu và thực hiện tương tự cho phía bên trái. Bạn thực hiện mỗi bên ba lần.


Q.H (st)
- Tập vai: Đặt tay phải vào tai trái, kéo nhẹ sang bên phải, sao cho đầu quay về bên phải, đồng thời hít thở sâu 5 lần. Lặp lại vài lần rồi đổi sang làm với tay trái.

- Bài tập cho lưng: Ngồi thẳng trên ghế và đặt tay trái sau hông trái. Vặn sang trái và giữ cố định vài phút. Lặp lại động tác tương tự với bên phải. Mỗi bên tập luyện khoảng từ 3 - 5 lần.

- Bàn tay và các ngón tay: Các ngón tay duỗi thẳng dang rộng, bàn tay giữ thẳng hàng với khủy tay. Tiếp theo, gập đốt giữa và đốt cuối của các ngón tay, khủy tay vẫn giữ nguyên tư thế. Giữ tư thế này trong 15 giây. Sau đó thư giãn và thực hiện lại trong 3 - 5 lần nữa. Đan hai tay vào nhau, xoay tròn giống như bài tập thể dục khởi động thời phổ thông. Cần thả lỏng người, hít sâu, thư giãn đầu óc.

- Cánh tay: Đưa khủy tay lên cao, bàn tay thì đặt sau lưng. Giữ cho cánh tay gần sát với tai. Dùng tay còn lại giữ khủy tay. Đẩy nhẹ khủy tay về sau cho đến khi không thể đẩy được nữa. Giữ tư thế này từ 10-15 giây. Sau đó, thư giãn và lặp làm động tác vài lần nữa.

Đan chéo hai bàn tay vào nhau, hai tay giương thẳng tạo với thân người của bạn một góc 90 độ, lòng hai bàn tay hướng ra phía ngoài. Hãy giữ tư thế này trong khoảng 10 giây. Lặp lại khoảng 3 -5 lần.

Nhớ thực hiện các động tác này mỗi ngày bạn nhé, không chỉ giúp bạn sáng tạo trong công việc sếp giao mà còn thoải mái nhoi, viết blog chia sẻ Yume mà không sợ ảnh hưởng sức khỏe bởi môi trường làm việc trong văn phòng.

Monday 18 July 2011

ĐÒNG TIỀN TRONG CUỘC SỐNG VÀ TRONG GIÁO DỤC TRẺ NHỎ

Lối sống của một quốc gia, một dân tộc luôn bị chi phối bởi những giá trị vật chất. Đồng tiền và những giá trị thực hay giá trị ẩn của nó đều được xem như có sức ảnh hưởng rất lớn đối với lối sống. Không có quyền đổ lỗi cho đồng tiền nhưng khống chế được nó quả không phải là đơn giản.
Cách đây không lâu, trong một diễn đàn giáo dục con cái xài tiền như thế nào và có nên cho tiền con trẻ khi đi học, nhiều phụ huynh đã làm cho chúng tôi thật sự bất ngờ. Chị  X, luật sư, tuyên bố một cách chắc nịch: Không cho tiền con trẻ, nếu cho tiền chỉ tổ làm cho chúng hư... Trao đổi danh thiếp để có cơ hội trò chuyện, nhưng có ai ngờ đâu đúng hơn năm sau, trên diễn đàn chị báo rằng con chị ăn cắp tiền của gia đình để xài vặt... Nỗi đau này quả là một bài học quý.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã giáo dục con cái sử dụng đồng tiền và hiểu được giá trị đồng tiền ngay từ thuở bé. Dù rằng không phải quy gán tội cho các bậc phụ huynh nhưng rõ ràng đây là một trong những yếu tố có thể được xem là căn nguyên của vấn đề. Nhân cách con người thế nào thì những hành vi tương ứng sẽ như thế ấy và hành vi sử dụng đồng tiền hay để đồng tiền khống chế ngược là một ví dụ. Chi tiền quá thoải mái và vô tư do cưng chiều con cái, cấm con cái đến mức không được mó đến một đồng bạc cắc... đều không tốt. Thế nhưng cho tiền con cái và kèm theo những lời mắng mỏ và và chì chiết càng không phải là giải pháp. Thực tế cho thấy những diễn biến tâm lý và những dấu ấn của ký ức căng thẳng xoay quanh việc xài tiền đã trở thành những động lực để con người phấn đấu, nhưng cũng chính vì vậy đôi lúc nhiều cá nhân đã phấn đấu có tiền bằng mọi cách mà không kể đến lương tâm, sĩ diện và nhân cách... Sinh viên Nguyễn Văn T. phạm pháp trong một vụ buôn bán ma túy đã tâm sự một cách rất thực: Tôi luôn bị mặc cảm vì mỗi lần xin tiền của cha mẹ. Cảm giác thấp kém cứ thường trực trong tôi. Phải làm điều gì đó để kiếm tiền, tôi cảm thấy việc này là việc có thể có tiền nhanh nhất.... Khi bị một áp lực căng kéo về đồng tiền trong quá khứ, nhu cầu trỗi dậy để làm chủ nó, để khống chế nó lại bùng phát mạnh mẽ nhưng khi cá nhân chưa đủ nội lực thì những chuyện kinh khủng đã xảy ra.
Tiền chỉ là phương tiện
Có ai lại sống không cần tiền? Câu hỏi thật đơn giản lại được trả lời một cách quá khó khăn dành cho những người thật bình thường trong cuộc đời. Giá trị đồng tiền đã rõ nhưng không phải ai cũng hiểu đồng tiền chỉ là phương tiện. Hãy giáo dục cho con trẻ sự thấu cảm của cuộc sống ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Sự thấu cảm này tưởng chừng thật đơn giản nhưng lại có giá trị rất đặc biệt. Đã qua rồi thời giáo dục chung chung và khái quát. Hãy bắt đầu từ những việc rất đơn giản như: Ăn quả táo này con cảm ơn ai?. Cảm ơn người trồng cây vẫn chưa đủ, cảm ơn người bán táo vẫn chưa đủ mà trước hết phải cảm ơn bố mẹ - người đã lao động cực nhọc để mua táo cho con. Hãy thẳng thắn nhưng thật nhẹ nhàng và tinh tế giáo dục cho con cái hiểu rằng việc tìm ra đồng tiền là quan trọng nhưng chính tình cảm bố mẹ dành cho con mới là quan trọng nhất.
Theo thời gian và năm tháng, hãy giúp trẻ nhận ra với 500.000 đồng có được từ hai nguồn khác nhau, một là trúng số, hai là có được từ tháng lương đầu tiên, con sẽ làm gì... Chính lúc này trẻ sẽ hiểu hơn về những giá trị của đồng tiền trong cuộc sống. Không có quyền phán xét và không có quyền chỉ trích nhưng quá nhiều bậc cha mẹ ngày nay đã ép con mình sống theo thước đo của đồng tiền từ những tình huống rất thường nhật. Chú Ba mày keo quá, lì xì cho Út tui có 5.000 thì bèo hơn cái bánh xèo miền Trung; Con cứ thi vào kinh tế cho mẹ mới có nhiều tiền, hoặc cho con chiếc xe... vào chi ba cái xã hội, báo chí cho mệt thân... là những câu nói cửa miệng của khá nhiều gia đình!
Nhiều người thân, nhiều gia đình đã thật sự sai lầm khi cứ áp lực chồng mình, vợ mình tìm nhiều tiền hơn nữa để xây nhà, đi du lịch. Nhiều bậc bố mẹ hay những bạn đời thấy người thân của mình đem về nhiều tiền thì cứ sung sướng hỉ hả trên đống tiền có được mà thiếu hẳn sự quan tâm, hỏi han... Chính sự vô tâm, chính sự thờ ơ vô cảm này đã làm cho nhiều người thân của chính mình trượt dài trên con dốc số phận theo vòng xoáy của đồng tiền mà không thể hãm phanh.
Bài học giản đơn mà sâu sắc nhất vẫn là giáo dục giá trị làm người của một con người. Biết tự trọng, biết cân nhắc, có sĩ diện, biết điểm dừng khi cần... trong cuộc sống sẽ làm cho mỗi người vững vàng hơn trước áp lực của đồng tiền.

D.N

Friday 15 July 2011

Tìm hiểu về tín dụng vi mô

Là tín dụng cho người nghèo:
Về mặt bản chất, tín dụng cho người nghèo theo quan điểm mới là:
+ Người nghèo quá nhiều (hàng tỷ). Họ vừa là vấn đề phải giải quyết, họ cũng chính là phương tiện giải quyết vấn đề. Hay nói cách khác, họ phải tự giúp họ.
+ Người nghèo, nếu có cơ hội làm ra tiền, sẽ thanh toán nợ (tất nhiên tâm lý xù nợ ở người nghèo là có, nhưng sẽ có cách kiểm soát).
+ Tài chính vi mô (microfinance) sẽ là trung gian tài chính để đưa vốn đến người nghèo.
Và với vai trò trung gian này, tín dụng vi mô phải là dịch vụ tài chính có sinh lời, chứ không phải là làm từ thiện. Ngoài ra tín dụng vi mô nên là tư nhân, tránh sử dụng trợ giá của nhà nước để không sa vào họat động kém hiệu quả do tham nhũng, cho vay nhầm đối tượng để hưởng chênh lệch lãi suất.
phương thức:
+ Phân người vay thành hai nhóm rõ ràng: nhóm đầu tư rủi ro cao và nhóm đầu tư an toàn. Nhìn từ phía tổ chức tín dụng thì không phân biệt được ai là nhóm nào. Nhưng từ phía người đi vay thì họ biết ai giống mình và ai khác mình (tức là ai thuộc nhóm nào).
+ Sẽ không cho vay theo cá nhân mà vay theo nhóm (cluster). Lãi suất như sau: Nếu cả nhóm thành công thì trả lãi vay r*, nếu cả nhóm thất bại thì không phải trả lãi vay, nếu có người thành công có người thất bại thì người thành công trả một khoản c* gọi là khoản đồng trách nhiệm (ở đây c* có vai trò trói các thành viên vào để nâng đỡ nhau)
+ Có một vài công thức simple ở đây, đại khái là có tí xác suất, tính toán một hồi sẽ ra được r* và c* hợp lý. (c* của nhóm rủi ro > c* của nhóm an toàn)
+ Với r* và c* hợp lý thì: khi đi vay, các nhóm kinh doanh an toàn sẽ hội với nhau để cùng đi vay, các nhóm liều lĩnh cũng hội với nhau để đi vay.
+ Như vậy tuy ngân hàng không phân biệt đối xử về giá (lãi suất) với người vay, nhưng tự động người vay sẽ phân nhóm.
Phương pháp thực hiện
a. Cho vay theo nhóm (group lending):
+ Các cá nhân tự tìm đến nhau theo nhóm. Tự giám sát nhau.
+ Một phần của nhóm được vay trước, sau đó số các thành viên được vay tăng dần.
+ Nếu một người không trả, cả nhóm phải trả hộ (chính là phần c*)
+ Làm việc với tổ chức tín dụng theo nhóm, chi phí giao dịch và quản lý giảm
b. Vay tăng dần (progressive lending, step lending)
+ Lúc đầu cho vay chút chút, sau tăng dần.
+ Thời gian đáo hạn lúc đầu ngắn, sau dài ra.
(Như vậy sẽ phân lọai được những nhóm thanh toán đúng hạn, nhóm này sẽ có credit line tăng lên, tức là hạn mức vay tăng dần lên)
c. Thanh toán theo kỳ (regular repayment)
+ Để monitor người vay trả nợ đúng hạn hay không. Nếu sai hạn tức là có vấn đề và alert ngay.
+ Điều chỉnh lịch thanh toán theo mùa: hộ kinh doanh cá thể nghèo thường là chăn nuôi, làm đồ thủ công, gia công … nên tính chất mùa vụ rất cao.
d. Tài sản thế chấp: Không yêu cầu. Chỉ cần người vay có một số điều kiện nào đó vừa phải, ví dụ có ruộng, hay có nghề truyền thống.
Tác dụng:
Tín dụng vi mô cũng làm tăng chi tiêu gia đình. Các khoản vay cho kinh doanh đôi khi lại được dùng để tăng chi tiêu. Ở tỷ lệ nào đó việc fungibility như vậy là tích cực (tăng mức sống). Nhưng nếu chi tiêu cao quá thì tức là hộ gia đình đã tăng chi tiêu hiện tại và cắt giảm chi tiêu tương lai. Thậm chí cụt vốn kinh doanh. Trong một số trường hợp khác nữa thì vay nợ tín dụng lại được dùng để làm gối đầu họăc trả nhanh cho các khoản vay khác giống như chơi họ (hụi) hay cầm đồ ở Việt nam.
Tín dụng vi mô còn có tác động tích cực đến việc kích thích năng khiếu kinh doanh nhỏ (microentrepreneur) của người vay, đặc biệt là phụ nữ. Để sử dụng vốn vay thành công, tự thân người vay phải tìm tòi cách tính toán đồng tiền cho hiệu quả, nâng cao các kỹ năng quản sản xuất hộ gia đình (chăn nuôi, làm hàng thủ công, gia công), các kỹ năng bán hàng (tiếp thị, mở rộng quan hệ ra vùng xung quanh hoặc vùng xa). Tuy nhiên cho đến nay các tác động này cũng rất giới hạn bởi năng suất và công nghệ của các hộ kinh doanh chỉ ở mức thấp do họ chỉ chăn nuôi và làm thủ công.
Bên cạnh đó nghề thủ công truyền thống lại hay có tính địa phương nên nếu tất cả cùng "thấy ăn khoai cũng vác mai đi đào" sẽ xảy ra cạnh tranh méo mó, dẫn đến sụp đổ cả làng nghề (như Bát Tràng). Bản thân sản phẩm của các hộ gia đình cũng bị giới hạn ở chất lượng và tính đa dạng cũng như khả năng (kỹ năng) thực của người dân cũng rất giới hạn. Tổ chức Craftlink ở VN trước đây đưa cả designer Tây đến các vùng làng nghề của người dân tộc để tạo mẫu cho sản phẩm của chính người địa phương, sau đó còn đưa cả người dân tộc lên Hà nội tổ chức hội chợ, phân phối hàng cho các khu phố cổ bán cho Tây. Đến nay hiệu quả của họat động này cũng không tốt như mong muốn khi mà Tây rút đi để người dân tộc tự làm.
Đối tượng hưởng lợi từ tín dụng vi mô cũng không phải là những người nghèo nhất, mà là những người nghèo vừa vừa. Bởi do các khoản vay không cần thế chấp nên các hộ có tí tài sản (có cái vườn, có cái ao, có mẩu ruộng) mới được vay. Người vay thành công với vốn vay cũng phải là những người có tí kỹ năng và có tí máu doanh nghiệp. Các khu vực mà có người được vay tín dụng vi mô cũng là các khu có điều kiện giao thương tốt. Các khu vực cách trở núi non thì đương nhiên vẫn là những người nghèo nhất.
Quan trọng nhất là tín dụng vi mô chỉ giúp người nghèo vừa vừa bớt nghèo đi, tự chủ được cuộc sống của mình mà không sợ rơi vào ngưỡng chết đói. Nó không phải là công cụ xóa đói nghèo thực sự mạnh và có tác động đến nền kinh tế của các nước thứ ba. Nhưng nó giúp người nghèo biết được quyền làm người tự do, không quá phụ thuộc vào giới buôn ma túy hay dựa vào tiền xóa đói giảm nghèo của chính phủ. Nó cũng là động lực để người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo chịu khó học hỏi (kể cả là home-schooling) và phát huy các kỹ năng tiềm ẩn của mình. Riêng đối với phụ nữ thì nó còn là công cụ tạo ra bình đẳng giới nữa.

Ngân hàng Grameen

Q.H (st)

Wednesday 13 July 2011

Mẹo hay giúp người làm văn phòng bảo vệ mắt khi dùng máy tính


Ngày lại ngày, người dân công sở liên tục “dán mắt” vào màn hình máy tính trong một thời gian dài trong ngày. Theo thời gian, tổn thương mắt do bức xạ máy tính là điều khó tránh.
Dần dần, họ sẽ cảm thấy thị lực kém đi, đau mắt, khả năng thích ứng với ánh sáng kém hơn… Để bảo vệ mắt khỏi những triệu chứng khó chịu trên, bạn có thể tham khảo những mẹo nhỏ nhưng hiệu quả dưới đây.
1. Để mắt nghỉ ngơi giữa chừng
Dễ dàng để cho đôi mắt của bạn thư giãn, tốt nhất là nên rời khỏi chỗ ngồi, tìm một số mục tiêu ở xa và đưa mắt nhìn. Nhìn như vậy trong khoảng 10 giây, cho đến khi tầm nhìn chỉ còn là vô cực.
2. Chuyển động mắt
Nếu đã ngồi hàng giờ đồng hồ trước máy tính và không tiện đứng lên ra ngoài thì bạn có thể làm một số chuyển động của mắt như: đảo mắt sang xung quanh, đảo mắt thành vòng tròn từ trái qua phải, nhìn từ trên xuống dưới…. Lặp đi lặp lại như vậy ba lần làm ngược lại thêm vài lần nữa.
3. Chớp mắt
Chớp mắt là để cho nước mắt tiết ra, giữ cho mắt ướt. Điều này càng quan trọng nếu bạn đeo kính áp tròng. Nhiều phụ nữ quá tập trung vào công việc, kết quả trong một thời gian dài nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính, quên chớp chớp mắt như một thủ thuật nhỏ đơn giản đã khiến cho đôi mắt ngày càng khô hơn.
4. Hít thở
Việc điều hòa hít thở sẽ giúp chúng ta có thể đẩy nhanh sự lưu thông máu. Theo một cuộc khảo sát, nhiều phụ nữ bởi vì họ quá tập trung vào việc nhìn chằm chằm vào máy tính, nên thở chậm đi, điều này hoàn toàn không nên. Do đó, cần tự nhắc nhở mình giữ cho hơi thở đều đặn và thư giãn.
5. Lựa chọn thực phẩm thích hợp
Một số loại cá ở sâu dưới biển có nhiều DHA, rất tốt cho võng mạc của mắt và ngăn ngừa các tổn thương và đục thủy tinh thể. Ngoài ra, cà rốt, và chanh, và màu xanh các loại quả màu xanh cũng được khuyến khích vì nó giúp mắt sáng hơn. Các loại hạt và gan có chứa các chất chống oxy hóa và có thể làm giảm hiện tượng lão hóa mắt và giúp mắt tinh hơn.
6. Ăn nhiều trái cây
Trái cây nói chung là tốt cho sức khỏe và tốt cho mát của bạn. Bạn nên ăn nhiều rau, ngũ cốc, cá và trứng. Uống nhiều nước cũng giúp làm giảm khô mắt.
7. Duy trì tư thế ngồi đúng
Một trong những tư thế ngồi thích hợp nhất là đầu hơi cúi xuống và nhìn thẳng vào màn hình máy tính, để các cơ của cổ và mắt phải tiếp xúc với không khí ở mức tối thiểu.
8. Điều chỉnh khoảng cách màn hình
Khoảng cách từ mắt đến màn hình được khuyến nghị là từ 50-70 cm, và màn hình thấp hơn tầm mắt 10-20 cm. Bởi vì các góc và khoảng cách có thể làm giảm nhu cầu về khúc xạ, làm giảm sự mệt mỏi cho mắt.
9. Hạn chế đeo kính áp tròng
Nếu bạn có ít nước mắt tiết ra, mắt dễ dàng bị khô, thì bạn hoàn toàn không nên đeo kính áp tròng mà chỉ nên đeo kính thường. Những người đeo kính áp tròng khi làm việc với máy tình thì tốt nhất nên dùng thêm thuốc nhỏ mắt oxy.

Q.H (st)

Monday 11 July 2011

HIỆN TƯỢNG TRẺ EM LANG THANG, CƠ NHỠ

“Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu,về đâu …”. Đây chính là thực trạng xã hội hiện nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể xóa đi vấn nạn này một cách nhanh chóng được do nhà nước ta không có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng hiện nay của các em, một lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương, đó chính là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa, lẽ ra giờ này chúng phải đang được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây những đứa trẻ ấy phải lang thang kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp bức, xâm hại tới bạn thân, mà quan trọng nhất là xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng.
Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông? Trẻ em lang thang do nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những người mang tiếng là bậc sinh thành, nhưng lại thiếu trách nhiệm, đang tâm bỏ con giữa một xã hội đen tối, không nơi nương tựa, để chúng bị lợi dụng, lầm đường lạc lối.Thật đáng trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời thì ít nhất cũng phải mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc cho dù là không no đủ. Nguyên nhân thứ hai có thể do bọn trẻ mồ côi từ nhỏ, không nơi nương tựa, chúng phải sống dựa vào những đứa trẻ lang thang lớn hơn, những băng nhóm đường phố, học theo thói xấu, làm việc xấu để mưu sinh.Và nguyên nhân thứ ba chính là những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia đình các em, dụ dỗ các em, xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng.
            Trong cuộc sống có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo tâm thì song song đó cũng có những kẻ gian, lừa đảo, chăn dắt các em gọi là “mẹ mìn”.Những người “mẹ” này đã lợi dụng các em, bóc lột sức lao động của các em, bắt các em làm việc quá sức: xin ăn, bán vé số, thậm chí là ăn cắp để kiếm tiền nuôi chúng. Nếu các em không kiếm đủ tiền, thì bị “mẹ” đánh đập dã man, bắt các em nhịn đói. Những kẻ nhẫn tâm hơn nữa thì đánh gãy tay, gãy chân, thậm chí là chặt ngón tay, ngón chân của các em để việc ăn xin đạt “hiệu quả” cao hơn. Những đứa trẻ bị lợi dụng chăn dắt thường xuất thân ở các gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa, bị những kẻ chăn dắt lường gạt đưa vào những thành phố lớn làm việc kiếm tiền.
            Là những người sống trong xã hội văn minh, chúng ta phải có thái độ tích cực ngăn chặn những hành vi sai phạm của bọn xấu, đồng thời chung tay góp sức giúp các em có một cuộc sống tươi đẹp.Vì trẻ em chính là tương lai của đất nước, là tương lai của chính chúng ta.“Trẻ em hôm nay, đất nứơc ngày mai”, hãy để trẻ được sống trong ấm no hạnh phúc, có thế thì tương lai do chúng xây dựng mới có thể tốt đẹp được. Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ cần có sự chung tay của nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức từ thiện và các cấp, các ngành và cả chính bản thân chúng ta nữa. Chúng ta hãy cùng nhau vận động mọi người xây nên những mái ấm, những gia đình thật lớn, để xã hội không còn cảnh trẻ em lang thang nữa và cuũng để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Friday 8 July 2011

Lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam

Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.
Đo lường
Lạm phát 1 được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó.
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:
    * Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung).

    * Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra).

    * Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ.

    * Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI.

    * Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc.

    * Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). (Xem thêm Thực và danh định trong kinh tế). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình.
Các loại lạm phát phân theo mức độ
Lạm phát thấp
Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 3.0 đến dưới 10 phần trăm một năm.
 Lạm phát cao (Lạm phát phi mã)
Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách.

Nhìn chung lạm phát thì phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ bị mất giá nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải.
Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế ngưười Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi). Theo định nghĩa này thì cho đến nay thế giới mới trải qua 15 cuộc siêu lạm phát. Một trường hợp được ghi nhận chi tiết về siêu lạm phát là nước Đức sau Thế chiến thứ nhất. Giá một tờ báo đã tăng từ 0,3 mark vào tháng 1 năm 1922 lên đến 70.000.000 mark chỉ trong chưa đầy hai năm sau. Giá cả của các thứ khác cũng tăng tương tự. Từ tháng 1 năm 1922 đến tháng 11 năm 1923, chỉ số giá đã tăng từ 1 lên 10.000.000.000. Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tác động tiêu cực tới nền kinh tế Đức đến mức nó thường được coi là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh chủ nghĩa Đức quốc xã và Thế chiến thứ hai.
Có một số điều kiện cơ bản gây ra siêu lạm phát. Thứ nhất, các hiện tượng này chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định. Thứ hai, nhiều cuộc siêu lạm phát có xu hướng xuất hiện trong thời gian sau chiến tranh, nội chiến hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ. Vào thập niên 1980, các cú sốc bên ngoài và cuộc khủng hoảng nợ của Thế giới thứ ba đã đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra siêu lạm phát ở một số nước Mỹ La-tinh.
Tiêu chí để xác định siêu lạm phát
(1) người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền;
(2) giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định;
(3) các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn;
(4) lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 phần trăm.
Vai trò trong kinh tế
Các hiệu ứng tích cực
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát (tỷ lệ tăng giá mang giá trị dương) vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. Ông dùng từ "dầu bôi trơn" để miêu tả tác động tích cực của lạm phát. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi. Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất. Việc làm được tạo thêm. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm.

Các hiệu ứng tiêu cực
Đối với lạm phát dự kiến được
Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội:

    * Chi phí mòn giày: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát.

    * Chi phí thực đơn: lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm.

    * Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá. Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô.

    * Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát. Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế.

    * Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình.

Đối với lạm phát không dự kiến được
Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán. Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường được lập trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người đi vay được hưởng lợi còn người cho vay bị thiệt hại, khi lạm phát thấp hơn dự kiến người cho vay sẽ được lợi còn người đi vay chịu thiệt hại. Lạm phát không dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rất lớn.

Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tác động tiêu cực của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát gây ra là không đáng kể và điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định và ở mức vừa phải. Khi lạm phát biến động mạnh, tác động xã hội của nó thông qua việc phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán rõ ràng là rất lớn và do vậy chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách chống lại loại lạm phát này.
Nguyên nhân
Lạm phát do cầu kéo
Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng.

Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát.
Lạm phát do cầu thay đổi
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát.
Lạm phát do chi phí đẩy
Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó.
Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
Lạm phát do nhập khẩu
Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.
Lạm phát tiền tệ
Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Lạm phát đẻ ra lạm phát
Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát.

Wednesday 6 July 2011

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

Để biết về biến đổi khí hậu ở Việt Nam thì trước tiên phải có định nghĩa, nguyên nhân và hiện tượng của Biến đổi khí hậu:
“Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu).
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính làm biến  đổi khí hậu Trái  đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
+ CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
+ CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
+ N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
+ HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
+  PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
+  SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: 
+  Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung. 
+  Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất. 
+  Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. 
+  Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. 
+  Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH). BĐKH là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm. Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của Trái Đất, nước biển dâng cao, bức xạ mặt trời và gần đây có thêm hoạt động của con người. Những nghiên cứu gần đây việc phát xả khí nhà kính là nguyên nhân hàng đầu của BĐKH, đặc biệt kể từ năm 1950 khi thế giới đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và tiêu dùng, tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng, phá rừng và gia tăng chăn nuôi gia súc, khai hoang các nguồn đất ngập nước chứa than bùn…Với những diễn biến thời tiết khó lường, thiên tai lũ lụt kéo dài. Ước tính hàng năm nước ta phải gánh chịu không biết bao nhiêu cơn bão lũ gây thiệt hại to lớn đến người và của. Đó là chưa kể việc kéo theo dịch bệnh hoành hành, cuộc sông người dân bị đe dọa nghiêm trọng. Đây chính là nguy cơ đe dọa đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đât nước. Trong những năm gần đây, tác động của BĐKH đến nước ta ngày càng thể hiện rõ nét. Thực tế cho thấy, khí hậu Việt nam đang nóng lên. Mùa đông ít đi, mưa phùn giảm rõ rệt ở Bắc Bộ và Trung Bộ, hạn hán ngày càng khắc nghiệt…bão lũ lớn và bất thường liên tiếp xảy ra, diện tích đất ngập mặn tăng lên nhất là ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, liên tiếp các đợt áp thấp nhiệt đới xảy ra ở khu vực Miền Trung. BĐKH đang trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu cần được tất cả các nước quan tâm kịp thời và Việt Nam đã và đang tiến hành một số biện pháp ứng phó với BĐKH. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã thực hiện nhiều dự án giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. Hiện nay Bộ đang nghiên cứu những kịch bản BĐKH khác nhau trong tương lai và xây dựng chiến lược ứng phó quốc gia tương ứng. Hệ thống dự báo thời tiết đang được nâng cấp, đemlại kết quả tích cực trong các trận bão gần đây với dự báo chính xác giúp các địa phương thực hiện các kế hoạch chống bão cần thiết và giảm thiểu tốt nhất. Trong lĩnh vực quốc tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, các đại diện của LHQ cho biết Việt Nam có thể giữ vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Trong những năm qua, Việt Nam đạt được tiến bộ đáng kể trong các lĩnh vực phát triển con người. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang đe dọa ảnh hưởng xấu đến mục tiêu tăng trưởng của đất nước và điều kiện sống của người dân. Biến đổi khí hậu là không thể tránh khỏi và đòi hỏi Việt Nam có những hành động cụ thể và ứng phó với những hậu quả không tránh khỏi để đảm bảo phát triển bền vững.
5 bước thụt lùi do biến đổi khí hậu:
1. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lượng mưa, nhiệt độ và nước dùng cho nông nghiệp. Đến năm 2080, thế giới sẽ có thêm 600 triệu người bị suy dinh dưỡng.
2. Đến năm 2080, sẽ có khoảng 1,8 tỷ người sống trong tình trạng khan hiếm nước, đặc biệt là Bắc Trung Quốc, Trung Đông, Nam Mỹ và phía Bắc Nam Á
3. Khoảng 330 triệu người sẽ mất chỗ ở tạm thời vĩnh viễn hoặc vĩnh viễn do lũ lụt nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 30-40C.
4. Tốc độ tuyệt chủng của các loại sẽ tăng lên nếu nhiệt độ ấm lên khoảng 20C
5. các căn bệnh chết người sẽ lan rộng. Có thẻ có thêm 400 triệu người bị bệnh sốt rét

N.T

Monday 4 July 2011

CHUYẾN TỪ THIỆN ĐÁNG NHỚ CỦA ĐOÀN HS-SV HOA KỲ Ở MẪU GIÁO THỦY CHÂU (LỢI NÔNG)

Tranh thủ thời gian nghỉ hè, đoàn học sinh sinh viên Mỹ đã quyết định đến TP Huế trong sự phối hợp với FHF, Hue Fo và CESR để góp một phần công sức nho nhỏ cho các em Mẫu Giáo Thủy Châu có thể đón một mùa hè vui tươi và có ý nghĩa. Với số tiền tiết kiệm nhỏ các em tích góp được, các em đã quyết định dùng số tiền này để mua thêm đồ chơi, sách vở và quần áo với tổng số tiền lên đến 36.000.000 đồng (=1800USD ). Đến nơi, chúng tôi được nghe cô Hiệu Trưởng tâm sự rằng: ”Đại đa số các em ở đây đều có hoàn cảnh khó khăn. Cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn đến nỗi trường vẫn chưa có TV để hỗ trợ phương tiện nghe nhìn cho các cháu”. Chia sẻ với niềm thương cảm với các em, phía đại diện FHF đã trao tặng cho trường một TV, một đầu đĩa, và một bình nước nóng lạnh để giúp các em nhân đôi niềm vui trọn vẹn này.
Song song với hoạt động trao tặng quà, các bạn sinh viên nước ngoài còn tỏ ra vô cùng phấn khởi và nhiệt tình trong công tác dọn dẹp vệ sinh, phát quang bụi rậm, cỏ dại phía sau khu vực trường học. Chúng tôi cứ tưởng rằng các bạn sẽ không quen với công việc này nhưng quả thật chúng tôi rất bất ngờ vì các bạn làm rất nhanh và thành thạo. Kết quả là một khu đất um tùm rậm rạp cây cỏ trước đó, giờ đã trở nên sạch sẽ và thoáng đãng hơn. Bên cạnh đó, các em cũng tham gia vào việc sơn mới lại trường học sau khi quan sát màu vôi đã phai màu theo năm tháng và trồng cây ở phía trước sân trường để góp phần đem lại bóng mát cho các em sinh hoạt và vui chơi.
Lớp học chỉ vỏn vẹn có hai lớp. Trang thiết bị còn quã kỹ cũ và thiếu thốn. Khoảng sân chơi phía trước dành cho các em thì hoàn toàn trống không không có một bóng cây và nóng oi bức đến khó chịu. Ngẫm lại mà thương cho các em.
Mặc dầu đã nghỉ hè nhưng các cô giáo cũng quyết định dồn hai lớp lại một để dạy và bồi dưỡng cho các em chuẩn bị vào lớp 1 và một số em có cha mẹ lao động không có điều kiện trông coi con cái.
Thời gian một tuần trải nghiệm thực tế về Mẫu Giáo Thủy Châu là thời gian quý báu để cho các bạn nước ngoài có thêm cơ hội mới và một cái nhìn mới về mảnh đất , con người Việt Nam đã trải qua không biết bao nhiêu năm chiến tranh với bom đạn và vẫn còn đó những khó khăn, nghèo khó cần sự sẻ chia của nhiều tấm lòng thiện nguyện của bạn bè khắp năm châu. Qua hoạt động lần này, các bạn quốc tế cũng hứa hẹn có thể sang năm tới các bạn sẽ làm thêm nhiều điều có thể và hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều nhiều dự án nữa sẽ đến với trường để tạo cho các em có điều kiện học tập tốt nhất.
Hoạt động được diễn ra từ ngày 20/6/2011 và kết thúc vào ngày 27/6/2011.

N.T